Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Bà bầu bị táo bón phải làm sao – 3 bước hết táo bón “siêu dễ”
Bà bầu bị táo bón phải làm sao – 3 bước hết táo bón “siêu dễ”

“Bà bầu bị táo bón phải làm sao?” Ngay từ khi mang thai, chắc hẳn các mẹ rất nhức đầu với câu hỏi này vì táo bón là một triệu chứng phổ biến. Nhưng mẹ không cần lo lắng vì chỉ cần 3 tuyệt chiêu đơn giản của PregEU, mẹ sẽ “tạm biệt” ngay người bạn “không mời mà đến” đó.

Nhận biết kịp thời biểu hiện khi bà bầu bị táo bón

Táo bón ở bà bầu rất dễ để nhận ra khi mẹ có 3 trong 5 biểu hiện điển hình sau:

Chưa đi vệ sinh những 3 ngày hay giới hạn số lần đi tiêu chỉ 2-3 lần / tuần. 

Có hiện tượng chướng đau bụng dưới, khó khăn khi đi vệ sinh.

Đi ngoài phân khô cứng, đặc biệt phân còn lẫn máu bởi kích thước lớn của chúng gây tổn thương hậu môn.

Sau khi đi vệ sinh vẫn thấy tức phần hậu môn và cảm giác phân chưa ra hết hoàn toàn.

Sự mệt mỏi, chán chường và mức độ ăn ngon giảm đã tìm đến mẹ.

Táo bón sẽ gia tăng nhiều hơn nếu mẹ không có biện pháp khắc phục

Mẹ bầu bị táo bón thì làm sao?

Mặc dù tình trạng bà bầu bị táo bón không quá nghiêm trọng nhưng lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thiếu hụt khối dưỡng chất cần thiết cho bé

Cùng lúc với sự bắt đầu của táo bón là sự mất cảm giác ngon miệng và chán ăn ở mẹ. Nếu tình trạng biếng ăn này kéo dài, bé chào đời dễ bị sút cân, suy dinh dưỡng hay thậm chí phát triển chậm hơn so với lứa trẻ cùng tuổi.

Mẹ dễ bị tái hấp thu các chất độc hại

Táo bón gây tích trữ ở ruột nhiều chất thải nội sinh như phenol, indol,… Khi hoạt động hấp thụ lại trong cơ thể diễn ra sẽ gây độc cho cơ thể của mẹ và cản trở sự hấp thu chất có lợi cho bé.

Hình thành búi trĩ

Tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị giãn sau thời gian dài chính là căn nguyên của bệnh trĩ. Các dấu hiệu ngứa, cộm lên ở dưới đáy quần và chảy máu từ trĩ có thể tăng dần theo thời gian nếu táo bón không có sự thay đổi.

Búi trĩ xuất hiện là hệ quả của táo bón kéo dài

Gây nứt kẽ hậu môn ở mẹ bầu 

Đây cũng là một trong những bước đầu tạo nên bệnh trĩ.  Nứt kẽ hậu môn từ việc bà bầu bị táo bón sẽ xuất hiện khi kích thước của phân lớn tác động lên thành hậu môn bao gồm cơn đau và có thể đi kèm với máu, nhưng đây lại chưa phải là điều kiện đủ để trở thành bệnh trĩ.

Thai nhi dễ bị lưu hoặc sảy hơn bình thường

Các mẹ bầu có biết, nếu táo bón càng nặng với mẹ, sảy thai càng dễ đến với con. Hiện tượng sinh non hay lưu thai của mẹ được coi là sự kết hợp của tất cả các ảnh hưởng nêu trên, đặc biệt khi mẹ cố gắng rặn mạnh để đẩy phân ra nhanh hơn cũng sẽ vô tình đẩy thai nhi ra ngoài sớm hơn.

Vậy bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Mang thai là thời điểm cơ thể mẹ nhạy cảm nhất với những thay đổi để thích nghi với hình hài bé nhỏ đang lớn dần. Nhưng điều không ngờ tới, đây cũng là thời gian tốt nhất để các bệnh về rối loạn tiêu hóa như táo bón phát triển. Do đó, PregEU đã liệt kê ra đây 3 điều mà mẹ bầu nên làm để loại bỏ tình trạng này sớm nhất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt là nguyên tắc hàng đầu để hạn chế táo bón

Gia tăng chất xơ trong khẩu phần ăn của mẹ

Ai cũng biết, chất xơ là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Điều đó lại càng đặc biệt hơn khi mẹ đang mang thai để giảm triệu chứng táo bón cũng như lấy lại làn da chắc khỏe cho mẹ.

Có 2 nguồn cung cấp chất xơ có lợi cho mẹ, đó là:

Chất xơ hòa tan: Các loại rau đay, mồng tơi hay thanh long, đu đủ chín (mẹ ăn ở mức hạn chế),… sau khi được nạp vào cơ thể sẽ đóng vai trò như chất làm mềm chất thải để chúng di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.

Chất xơ không hòa tan: Ngược lại với chất bôi trơn, và đúng như tên gọi của nó, các chất xơ tìm thấy trong cà rốt, ngô… đều không tan được mà chúng chỉ được nạp vào nhằm tạo khối chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. 

Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Trong cơ thể chúng ta chiếm 70% là nước, nước thúc đẩy các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Với bà bầu, nước cùng chất xơ giảm khô cứng phân. Bởi vậy, mẹ nên uống đủ từ 8-10 cốc nước sẽ hạn chế táo bón nhiều hơn.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục cũng sẽ giúp mẹ vừa đào thải các tác nhân xấu qua mồ hôi vừa giảm nguy cơ táo bón ở mẹ bầu. Chỉ cần 15 – 30 phút mỗi ngày, mẹ hãy hòa mình vào những bài tập nhẹ nhàng của bộ môn như yoga, thiền hay bơi lội… cũng sẽ khiến hệ thống tuần hoàn của mẹ được lưu thông tốt hơn.

Đi vệ sinh đúng cách cũng giúp mẹ giảm thiểu táo bón

Cách đi vệ sinh đúng cách cho mẹ bầu bị táo bón

Hãy đi vệ sinh ngay khi có “nhu cầu”.

Tăng cường uống nước nhiều hơn trước khi đi tiêu.

Trong khi đi tiêu: ngồi xổm hoặc kê một chân lên ghế cao sẽ tạo tư thế thoải mái nhất cho mẹ.

Kết hợp PregEU tạo nên công thức đặc biệt cho sự phát triển của thai nhi

Với hàm lượng vi chất quan trọng đều có trong TPBVSK PregEU gồm:

DHA/EPA nhập khẩu từ Châu Âu và bào chế dưới dạng triglycerid nên dễ hấp thu các hợp chất có lợi tăng cường não bộ của trẻ.

Calci từ sữa của Mỹ hạn chế nóng trong và nâng cao sức khỏe xương cho bé.

Sắt và folate: tác động đến sự sản sinh Hemoglobin tái tạo kịp thời yếu tố miễn dịch cho mẹ và thai nhi.

PregEU tự hào mang đến cho mẹ và bé các vi chất dinh dưỡng thiết yếu!
PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem điểm bán gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc bạn có thể liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1800 9229 hoặc truy cập đặt hàng ngay TẠI ĐÂY. Ngoài ra khi mua online, mẹ sẽ được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà.

Ý Kiến Của Bạn

Bà bầu bị táo bón phải làm sao – 3 bước hết táo bón “siêu dễ”