Cẩm nang mang thai - PregEU https://pregeu.vn Dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé Thu, 27 Feb 2025 04:22:39 +0000 vi hourly 1 https://pregeu.vn/wp-content/uploads/2021/07/cropped-favicon-32x32.png Cẩm nang mang thai - PregEU https://pregeu.vn 32 32 Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm không? https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/chan-tay-bun-run-nguoi-met-moi-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong.html Thu, 27 Feb 2025 04:20:36 +0000 https://pregeu.vn/?p=5909 Thường xuyên gặp phải hiện tượng chân tay bủn rủn người mệt mỏi không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Vậy chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai là do đâu?

Sau khi tinh trùng thụ thai thành công với trứng, cơ thể người mẹ sẽ gia tăng sản xuất hormone progesterone, estrogen giúp duy trì sự phát triển của thai nhi.

Việc thay đổi đột ngột các hormone nội tiết khiến cơ thể không kịp thích nghi làm mẹ bầu gặp phải một trong những biểu hiện sinh lý như người thường xuyên hay bị mệt mỏi, chân tay bủn rủn.

Bủn rủn chân tay người mệt mỏi khi mang thai là do đâu?

Không những vậy, một số nghiên cứu khoa học gần đây còn đã chứng minh được rằng trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu bị thiếu hụt một số dưỡng chất như vitamin B6, canxi có thể khiến mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, chân tay bủn rủn khi mang thai.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên, hiện tượng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai còn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể người mẹ đang phải lao động quá sức, tăng thể tích tuần hoàn máu….

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia chân tay bủn rủn kèm tình trạng người mệt mỏi là một hiện tượng sinh lý bình thường mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai.

Những trường hợp chân tay bị bủn rủn kèm hiện tượng người mệt mỏi hầu hết thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

Đối với những mẹ bầu bị tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai ở mức độ nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hậu quả thường gặp nhất là khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống so với bình thường dù không làm bất cứ việc gì quá sức.

Không những vậy, đối với trường hợp bị bủn rủn chân tay nặng có liên quan đến việc tăng thể tích tuần hoàn nếu không được hỗ trợ chăm sóc kịp thời có thể khiến thai nhi không được cung cấp đủ các dưỡng chất từ đó làm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Thậm chí, trong một số trường hợp nếu để tình trạng này xảy ra kéo dài còn khiến thai nhi có nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh, mẹ bầu tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non…

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Nên làm gì khi chân tay bủn rủn người mệt mỏi lúc mang thai?

Việc thay đổi nội tiết cùng với sự phát triển của thai nhi khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi. Vì thế để cải thiện tình trạng này cần dựa vào mức độ bệnh. Trong quá trình mang thai nếu gặp phải hiện tượng sinh lý trên tốt nhất mẹ nên:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản

Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để biết được mệt mỏi ở mức độ nào. Đối với những mẹ bầu bị bủn rủn chân tay ở mức độ quá nặng thì bác sĩ có thể kê một số thuốc để giúp cải thiện tình trạng bủn rủn chân tay.

Kết hợp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây…kết hợp bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế bổ sung một số thực phẩm như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai?

Muốn ngăn ngừa tình trạng bủn rủn kèm theo hiện tượng người hay mệt mỏi khi mang thai thì theo các chuyên gia sản phụ khoa việc đầu tiên là nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Và trong quá trình mang thai mẹ bầu nên:

Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày mẹ bầu nên cố gắng bổ sung 6 nhóm dưỡng chất gồm đường, đạm, nước, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Ăn uống đa dạng, hạn chế chỉ ưu tiên ăn những thực phẩm theo sở thích, tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như sữa bầu, táo, sữa chua, các loại hạt dinh dưỡng (hạt điều, hạt óc chó…)…đồng thời bổ sung đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung viên uống đa vi chất cho bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin và khoáng chất trong quá trình mang thai thường tăng lên rất là cao. Mặc dù hầu hết các dưỡng chất này đều có rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên, thế nhưng chúng rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến.

Chính vì vậy, ngoài chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu nên song song kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng bổ sung đều đặn vitamin tổng hợp cho bà bầu bằng cách sử dụng các sản phẩm như thực phẩm bảo vệ sức khỏe PregEU giúp hỗ trợ bổ sung DHA, EPA, calci, vitamin B6, sắt hữu cơ…cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho mẹ bầu.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ bầu hạn chế gặp phải tình trạng bủn rủn chân tay khi mang thai

Thói quen sinh hoạt khoa học

Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế để bụng quá no hoặc quá đói khi ăn. Khi mang thai mẹ bầu nên tránh thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế đi giày cao gót, hay bê vác đồ nặng,

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Mang thai là một hành trình đầy gian nan và vất vả do đó thường khiến mẹ bầu bị mệt mỏi vì vậy mẹ nên dành nhiều thời gian theo dõi sức khỏe để cơ thể được nghỉ ngơi.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 đến 30 phút để tập thể dục có thể giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ thể, nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu từ đó giúp giảm bớt một số khó chịu cho mẹ bầu khi mang thai như mệt mỏi, chân tay bủn rủn.

Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu

Những thắc mắc về tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm không đã được giải đáp trong bài viết trên. Với những thông tin bổ ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả biết cách chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Mark Payson, M.D, Fatigue During Pregnancy, whattoexpect.com. Truy cập vào ngày 14/01/2025.

]]>
Cách hít thở giảm đau khi chuyển dạ https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/cach-hit-tho-giam-dau-khi-chuyen-da.html Thu, 27 Feb 2025 03:44:28 +0000 https://pregeu.vn/?p=5903 Chuyển dạ khiến mẹ bầu gặp phải cơn gò gây đau ở vùng bụng dưới và khu vực lưng rồi lan khắp vùng bụng. Dưới đây là cách hít thở giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả được khuyên bởi chuyên gia.

Tất tần tật những điều cần biết về chuyển dạ

Chuyển dạ là một loạt các cơn co thắt liên tục, tiến triển của tử cung giúp cổ tử giãn ra và mỏng đi, cho phép thai nhi di chuyển qua ống sinh gây ra những cơn đau ở vùng bụng cho mẹ bầu. Chuyển dạ thường bắt đầu hai tuần trước hoặc sau ngày dự sinh.

Tùy vào cơ địa và sức khỏe nền của mỗi người mẹ mà quá trình chuyển dạ có thể khác nhau và mẹ bầu có thể gặp phải một số dấu hiệu chuyển dạ phổ biến dưới đây:

  • Ra máu: Mẹ có thể gặp phải hiện tượng ra một lượng nhỏ chất nhầy, hơi lẫn với máu xuất ra ngoài âm đạo.
  • Gặp phải các cơn co thắt: Các cơn co thắt tử cung xảy ra cách nhau chưa đầy 10 phút để báo hiệu quá trình chuyển dạ bắt đầu. Những cơn co thắt này có thể trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn khi cơn chuyển dạ ngày càng tiến triển.
  • Vỡ túi ối (túi nước): Nếu mẹ bầu thấy nước ối bị trào ra hoặc rò rỉ từ âm đạo, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Hầu hết phụ nữ chuyển dạ trong vòng vài giờ sau khi vỡ túi ối.
Chuyển dạ thường ra những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới cho mẹ bầu

Hiện nay, chuyển dạ thường được chia thành các giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn đầu tiên

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ giãn nở hoàn toàn. Vào đầu giai đoạn này, mẹ có thể không nhận ra mình đang chuyển dạ nếu các cơn co thắt xuất hiện nhẹ và không đều. Giai đoạn đầu tiên được chia thành 2 giai đoạn nhỏ sau:

Giai đoạn tiềm ẩn: Sẽ được đánh dấu bằng các cơn co thắt mạnh thường xảy ra từ 5 đến 20 phút. Trong giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ giãn nở khoảng 3 đến 4 cm và xóa bỏ. Đây là giai đoạn chuyển dạ dài nhất và ít dữ dội nhất.

Giai đoạn hoạt động: Được báo hiệu bằng sự giãn nở của cổ tử cung từ 4 đến 10 cm. Các cơn co thắt của mẹ sẽ tăng về thời gian, mức độ nguy hiểm và tần suất, xảy ra theo chu kỳ 3 đến 4 phút và thường hoạt động ngắn hơn giai đoạn tiềm ẩn.

Giai đoạn thứ hai

Đây thường được gọi là giai đoạn rặn đẻ, giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung của mẹ mở hoàn toàn và kết thúc bằng việc sinh con. Giai đoạn thứ hai thường ngắn hơn giai đoạn đầu tiên và có thể mất từ 30 phút đến 3 giờ đối với lần mang thai đầu tiên.

Giai đoạn thứ ba


Là giai đoạn sau khi sinh em bé ra và cũng là giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ. Giai đoạn này liên quan đến nhau thai (cơ quan nuôi dưỡng em bé của mẹ bên trong tử cung) đi ra khỏi tử cung và qua âm đạo. Việc sinh nhau thai có thể mất tới 30 phút.

Cách hít thở giảm đau khi chuyển dạ

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc thì kiểm soát cơn đau chuyển dạ không dùng thuốc bằng cách hít thở là giải pháp được nhiều các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng hiện nay.

Điển hình hay sử dụng nhất đó là kỹ thuật thở Lamaze. Đây là kỹ thuật tập trung và kiểm soát hơi thở giúp tăng khả năng thư giãn, từ đó giảm cảm giác đau đớn cho mẹ bầu.

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt của bạn có thể yếu và không thường xuyên, để giảm các cơn đau lúc này bạn có thể áp dụng kỹ thuật thở dưới đây.

Kỹ thuật thở cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ

  • Hít thở sâu khi bạn cảm thấy cơn co thắt sắp xảy ra giúp bạn vượt qua cơn đau.
  • Thở ra một hơi dài để giải tỏa căng thẳng trong cơ thể một cách có ý thức.
  • Tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc hít thở sâu và chậm.
  • Kiểm soát hơi thở bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Tạm dừng giữa mỗi hơi thở.
  • Chuyển sự tập trung của mẹ sang một bộ phận cơ thể không liên quan khi cơn đau co thắt tăng lên để cố gắng thư giãn với mỗi hơi thở.
Cách hít thở giảm đau khi chuyển dạ

Kỹ thuật thở cho giai đoạn chuyển dạ tích cực

Rất khó để biết chính xác khi nào cơ thể bạn chuyển sang giai đoạn tích cực. Nếu bạn dùng kỹ thuật thở chậm không còn hiệu quả nữa thì mẹ bầu có thể chuyển sang kỹ thuật thở nhanh để kiểm soát cơn đau.

Mẹ bầu có thể áp dụng kỹ thuật thở cho giai đoạn chuyển dạ tích cực như sau:

  • Thở nhanh hơn nhưng vẫn kiểm soát được từng nhịp hít vào và thở ra.
  • Giữ hơi thở nông và nhanh theo một nhịp điệu nhất quán.
  • Mục tiêu là hít vào và thở ra một lần mỗi giây.
  • Hít vào nhẹ nhàng và thở ra to hơn 1 chút.
  • Kiểm tra các vùng trên cơ thể để đảm bảo được thư giãn.
  • Hít thở thật sâu trước và sau mỗi cơn co thắt.

Lợi ích của việc thực hiện các kỹ thuật thở trong thai kỳ

Các kỹ thuật thở tập trung vào hơi thở sâu và nhịp điệu giúp mang lại lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi như sau:

Hỗ trợ giảm căng thẳng và sức khỏe tinh thần cho mẹ bầu

Việc thay đổi hormone trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc. Sử dụng các bài tập thở giúp thư giãn cơ thể, giúp giảm nhịp tim, hỗ trợ kiểm soát cảm xúc từ đó giảm căng thẳng và lo lắng.

Hỗ trợ quá trình sinh nở

Thực hiện các tập thở giúp mẹ bầu có khả năng kiểm soát hơi thở trong các cơn co thắt, giúp kiểm soát cơn đau, giảm khả năng hoảng sợ và thúc đẩy quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn.

Hỗ trợ giảm nguy cơ chuyển dạ sớm

Các bài tập thở trong thai kỳ có thể làm tăng mức oxy trong máu từ đó giúp đưa oxy đến thai nhi, đồng thời tăng sự gắn kết giữa mẹ và em bé.

Đặc biệt, một nghiên cứu khoa học gần đây thấy rằng việc kiểm soát căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ chuyển dạ sớm cho mẹ bầu và thai nhi.

Tập thở đúng cách giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu

Thực hiện các kỹ thuật thở giúp giảm đau khi chuyển dạ cần lưu ý những gì?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, các kỹ thuật thở khi chuyển dạ cũng giống như bất kỳ kỹ năng khác, người mẹ cũng cần tập luyện. Mẹ bầu nên dành thời gian mỗi ngày để thực hành các kỹ năng hít thở có kiểm trước khi quá trình chuyển dạ thật sự diễn ra.

Trên đây là một cách hít thở giảm đau khi chuyển dạ. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

Tác giả WebMD Editorial Contributors, What Are Breathing Techniques for Labor?, webmd.com. Truy cập vào ngày 19/12/2024.

]]>
Giải đáp từ chuyên gia: Nghén ngủ xuất hiện khi nào? https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/giai-dap-tu-chuyen-gia-nghen-ngu-xuat-hien-khi-nao.html Wed, 26 Feb 2025 10:02:14 +0000 https://pregeu.vn/?p=5887 Nghén ngủ là một hiện tượng sinh lý phổ biến mà phụ nữ khi mang thai hay gặp phải hiện nay không chỉ khiến mẹ bầu thường hay buồn ngủ mà còn gây mệt mỏi. Vậy nghén ngủ xuất hiện khi nào? Làm sao có thể ngăn ngừa được? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Nghén ngủ xuất hiện khi nào?

Nghén ngủ là hiện tượng mẹ bầu luôn thường xuyên cảm thấy thèm ngủ, ngáp ngủ và buồn ngủ quá mức. Nghén ngủ xảy ra thường có liên quan đến việc thay đổi nội tiết tố nữ đột ngột trong cơ thể của mẹ bầu.

Khi mang thai lượng hormone progesterone thường tăng lên rất cao giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung, ức chế các cơn co thắt tử cung, giúp duy trì sự phát triển của thai nhi.

Khi thai nhi ngày càng phát triển trong giai đoạn thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất thì cơ thể sẽ tăng cường sản xuất 1 lượng hormone progesterone nhiều hơn điều này làm cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi dẫn đến khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ

Do đó, theo các chuyên gia hiện tượng nghén ngủ thường xảy ra phổ biến ở 3 tháng đầu, ngoài ra khi mang thai ở 3 tháng cuối một số mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng này.

Nghén ngủ xuất hiện khi nào?

Những triệu chứng nghén ngủ của mẹ bầu hay gặp phải hiện nay

Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe nền của mẹ bầu mà mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng nghén ngủ khác nhau. Khi bị nghén ngủ, mẹ bầu có thể gặp phải triệu chứng như 

  • Mẹ bầu thường xuyên ngáp nhiều và buồn ngủ.
  • Mẹ luôn ở trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ.
  • Cảm thấy ngủ nhiều và ngủ dài hơn bình thường.
  • Mẹ bầu có giấc ngủ có thể kéo dài 10 – 12 tiếng mỗi ngày.
  • Thường xuyên cảm thấy lờ đờ và thèm ngủ
Một số triệu chứng nghén ngủ mà mẹ bầu hay gặp phải hiện nay

Nghén ngủ quá nhiều có thể gây ra những biến chứng gì?

Mẹ bầu thường xuyên có thói quen ngủ nhiều và liên tục hơn 9 tiếng mỗi ngày thì có thể làm giám sự lưu thông máu trong cơ thể từ đó khiến các cơ và các khớp trở nên kém linh hoạt.

Tình trạng này nếu để xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như loãng xương, gãy xương, suy nghĩ tiêu cực, tiểu đường thai kỳ, làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch, tinh thần sa sút làm mẹ thường xuyên mệt mỏi từ đó tăng nguy cơ bị trầm cảm…

Không những vậy, một số nghiên cứu khác gần đây đã chỉ ra được rằng những mẹ bầu khi mang thai mà ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ sinh mổ tăng gấp 4,5 lần so với mẹ bầu ngủ đủ 7 tiếng.

Còn đối với thai nhi, một nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng những mẹ bầu thường xuyên có thói quen ngủ nhiều hơn 9 tiếng và những phụ nữ ngủ không yên ở 3 tháng cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ thai bị chết lưu.

Chính vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chú ý đến giấc ngủ, nếu gặp hiện tượng nghén ngủ thì mẹ bầu không nên chủ quan mà nên có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bà bầu nghén ngủ phải làm sao?

Nghén ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường mà mẹ bầu thường hay gặp phải. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nghén ngủ quá nhiều trong quá trình mang thai nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc được khuyên bởi chuyên gia dưới đây:

Đảm bảo thời gian ngủ khoa học

Theo Tổ Chức Giấc Ngủ Quốc Gia khi mang thai mỗi đêm mẹ bầu chỉ nên ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng và mẹ bầu có thể tranh thủ ngủ giấc ngắn vào buổi trưa khoảng 30 phút và tập thói quen ngủ sớm vào buổi tối.

Để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu nên ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi đêm

Sinh hoạt đủ giấc, đúng giờ

Thiết lập đồng hồ sinh học để giúp hỗ trợ điều hòa giấc ngủ. Mẹ bầu có thể xây dựng thói quen đi ngủ vào một thời điểm cố định vào mỗi đêm, thức dậy vào cùng 1 giờ mỗi ngày.  

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu thì mẹ nên:

  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh việc đi tiểu về ban đêm.
  • Lựa chọn tư thế phù hợp khi mang thai, đối với mẹ bầu theo các chuyên gia tư thế ngủ an toàn nhất là nằm nghiêng.
  • Không nên ngủ trưa vào buổi chiều hoặc buổi tối, giúp tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm giúp hạn chế tình trạng mẹ bầu nghén ngủ vào ban ngày.

Tạo thói quen vận động nhẹ nhàng khi mang thai

Mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng và massage trước khi đi ngủ giúp xương khớp luôn dẻo dai, cơ thể mẹ bầu được thư giãn từ đó giảm hiện tượng ốm nghén. Ngoài ra, mỗi tuần mẹ bầu nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn như đi bộ, yoga…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Khi mang thai, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.

Đồng thời, để hạn chế các vấn đề đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai nhi thì mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, ăn uống đa dạng thực phẩm hạn chế thói quen chỉ ăn những thực phẩm theo sở thích, tăng cường ăn nhiều trái cây.

Uống vitamin tổng hợp

Bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp tạo nền tảng thể lực cho người mẹ, giúp mẹ có 1 nền tảng thể lực tốt từ đó hỗ trợ  mẹ có giấc ngủ ngon.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu


Trên đây là những thông tin hữu ích hy vọng đã giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc nghén ngủ xuất hiện khi nào từ đó để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Để được dược sĩ tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe thai kỳ, mẹ có  thể liên hệ tổng đài miễn cước 18009229 (miễn phí cước).

Tài liệu tham khảo

Tác giả Danielle Pacheco, Sleeping While Pregnant: First Trimester, sleepfoundation.org. Truy cập vào ngày 17/12/2024.

]]>
Bị dọa sảy thai có giữ được không? Giải đáp từ chuyên gia https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/bi-doa-say-thai-co-giu-duoc-khong-giai-dap-tu-chuyen-gia.html Wed, 26 Feb 2025 09:42:29 +0000 https://pregeu.vn/?p=5879 Bị dọa sảy thai có giữ được không? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng này? là những câu hỏi đang được rất nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay. Hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Tìm hiểu về tình trạng dọa sảy thai

Dọa sảy thai là tình trạng thai kỳ gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ kèm theo hoặc không kèm theo đau bụng hoặc chuột rút hậu quả có nguy cơ bị đe dọa kết thúc sớm bằng tình trạng sảy thai.

Dọa sảy thai có thể gây ra hiện tượng chảy máu và chuột rút ở mức độ nhẹ, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai nhi.

Tình trạng dọa sảy thai thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thường gặp nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên (13 tuần) của thai kỳ. 

Theo thống kê có khoảng 15% đến 20% những trường hợp mang thai trước 20 tuần đều có nguy cơ bị sảy thai. Phụ nữ càng lớn tuổi có nguy cơ bị sảy thai cao hơn, trong đó có khoảng một nửa số phụ nữ nếu bị chảy máu trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sẽ bị sảy thai. Do đó, đây là tình trạng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có có thể gặp phải.

Dọa sảy thai thực trạng đáng báo động?

Các dấu hiệu của mẹ bầu thường gặp khi bị dọa sảy thai

Tùy vào nguyên nhân và cơ địa của mẹ bầu mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Khi có nguy cơ bị sảy thai, mẹ bầu có thể gặp phải một trong những triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo: Mẹ bầu có thể bị chảy máu nhẹ xuất hiện kéo dài hơn 3 ngày hoặc chảy máu có thể kèm xuất hiện cục máu đông nhỏ.
  • Chuột rút bụng xảy ra một cách thất thường và kéo dài.
  • Đau bụng: Xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, không dữ dội hoặc sắc nhọn. Tuy nhiên, các cơn đau có thể tiến triển thành cơn đau dữ dội, liên tục.

Theo các chuyên gia nếu mẹ bầu gặp phải bất kỳ những triệu chứng trên và nghĩ rằng mình đang có nguy cơ dọa sảy thai thì nên tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để được hỗ trợ. Bác sĩ có thể thăm khám để có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ kịp thời.

Bị dọa sảy thai có giữ được không?

Sảy thai là một tình trạng phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải hiện nay. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ khoảng 25% phụ nữ mang thai bị chảy máu âm đạo trong 20 tuần đầu của thai kỳ thì trong đó 60% trường hợp này vẫn tiếp tục mang thai đến đủ tháng 37 tuần. Do đó, theo các chuyên gia sản khoa hoàn toàn vẫn có cơ hội sống sót sau tình trạng dọa sảy thai.

Bị dọa sảy thai có giữ được không?

Nguyên nhân gây dọa sảy thai

Dọa sảy thai xảy ra có rất nhiều yếu tố, điển hình có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Các vấn đề về nhiễm sắc thể ở thai nhi.
  • Đã từng bị sảy thai.
  • Mẹ bầu có thói quen thường xuyên sử dụng rượu hoặc ma túy hoặc các chất kích thích khác ở đầu thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị béo phì.
  • Chấn thương hoặc thương tích do ngã, va đập.
  • Hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử
  • Mắc các vấn đề về nhau thai.
  • Nhiễm trùng âm đạo hoặc tử cung.

Cách phòng ngừa dọa sảy thai 

Hầu hết các trường hợp sảy thai đều không ngăn ngừa được. Theo các chuyên gia nguyên nhân phổ nhất gây sảy thai thường liên quan đến việc bất thường di truyền ngẫu nhiên trong quá trình phát triển của thai kỳ. Để ngăn ngừa gặp phải tình trạng dọa sảy thai, mẹ bầu có thể áp một số biện pháp dưới đây:

Bổ sung acid folic đầy đủ trước khi mang thai

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng uống 400 microgram (mcg) acid folic mỗi ngày trước khi mang thai 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh có thể giảm nguy cơ sảy thai.

Bổ sung đủ acid folic khi mang thai giúp ngăn ngừa nguy cơ bị sảy thai

Duy trì lối sống lành mạnh

Trong quá trình mang thai, bên cạnh chú ý xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên thiết lập một số lối sống khoa học:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya
  • Không sử dụng các chất kích thích
  • Hạn chế bê vác nặng khi mang thai.
  • Không ăn những thực phẩm sống, chưa qua chế biến.
  • Không sử dụng thuốc trong quá trình mang thai.
  • Kiểm soát cân nặng, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày.
  • Nên ăn uống đa dạng, hạn chế ăn những thực phẩm theo sở thích, chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu nên đảm bảo tiêm chủng đầy đủ trước và trong thời kỳ mang thai giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đảm bảo vệ sinh cá nhân giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh như cúm, viêm phổi…

Kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính

Nếu mẹ bầu trong quá trình mang thai mắc phải các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tự miễn, tiểu đường…nên trao đổi với bác sĩ điều trị để giúp kiểm soát bệnh từ đó ngăn ngừa nguy cơ sảy thai.

Thực hiện quan hệ tình dục an toàn

Mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như dọa sảy thai. Do đó, khi mang thai nên sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn trong mỗi lần quan hệ tình dục giúp hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm.

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong quá trình mang thai


Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ rằng nhu cầu vitamin và khoáng chất của mẹ bầu thường tăng lên rất cao, do đó để giảm nguy cơ bị dọa sảy thai khi mang thai thì mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất kết hợp song song với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tạo 1 nền tảng sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu.

Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp uống vitamin và khoáng chất tổng hợp

Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi mang thai, mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ thể thư giãn, nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu.

Thường xuyên đi khám thai định kỳ

Khám thai tại các cơ sở uy tín giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe bất thường của em bé cũng như mẹ bầu từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc kịp thời và phù hợp.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh khô mắt hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm hỗ trợ, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả cleveland, Threatened Miscarriage (2023), my.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 16/12/2024.

]]>
Tìm hiểu nguyên nhân tiểu đường thai kỳ https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/tim-hieu-nguyen-nhan-tieu-duong-thai-ky.html Sat, 18 Jan 2025 03:25:27 +0000 https://pregeu.vn/?p=5855 Tiểu đường thai kỳ nếu không được hỗ trợ chăm sóc kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Hãy cùng PregEU tìm hiểu nguyên nhân tiểu đường thai kỳ và cách ngăn ngừa hiệu quả cho mẹ bầu nhé!

Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường được phát triển trong thai kỳ khi lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết).

Tình trạng này xảy ra khi các hormone từ nhau thai ngăn chặn việc sản xuất hoặc khả năng hoạt động của hormone insulin, được biết đến là hormone insulin giúp cơ thể bạn duy trì glucose thích hợp trong máu.

Tiểu đường thai kỳ thường được xuất hiện vào giữa thai kỳ từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Hầu hết các trường hợp tiểu đường thường có thể tự khỏi sau khi sinh con xong.

Theo thống kê tỷ lệ tiểu đường thai kỳ trên toàn thế giới trung bình là từ 14% đến 17%, còn tại Việt Nam trung bình cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu thường hay gặp phải hiện nay.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tiểu đường thai kỳ thường có liên quan đến việc thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể từ đó gây ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Như chúng ta đều biết, insulin được biết đến là một loại hormone phân hủy glucose (đường) từ thức ăn và đưa đến các tế bào của bạn. Bình thường, hormone insulin giúp duy trì và điều hòa lượng glucose trong máu ở mức ổn định.

Thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai việc cơ thể tăng tiết hormone nội tiết tố như estrogen và progesterone dẫn đến làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone insulin trong cơ thể. 

Khi hormone insulin không được cơ thể sản xuất đủ hoặc chức năng hoạt động của hormone insulin bị ảnh hưởng thì đường có thể tích tụ trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ 

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu nào rõ ràng. Do đó, mẹ bầu thường không bỏ qua khi mắc phải các triệu chứng nhẹ.

Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây thì có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ như:

  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Khát nước quá mức.
  • Thường xuyên khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn.
  • Một số trường hợp mẹ bầu có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
Một số triệu chứng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu hay gặp phải hiện nay

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi ra sao?

Việc lượng đường trong máu không được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Đái tháo đường nếu xảy ra kéo dài mà không biện pháp hỗ trợ kịp thời có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sau:

  • Thai to quá mức dẫn đến tăng nguy cơ sinh mổ ở mẹ bầu.
  • Nguy cơ mắc tiền sản giật (huyết áp cao trong thai kỳ), tăng nguy cơ sinh non.
  • Mẹ bầu nếu bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ tuýp 2.
  • Hạ đường huyết sau sinh ở trẻ do trẻ vẫn tiếp tục sản xuất lượng hormone insulin ở mức cao nhưng lại không còn nhận được lượng đường cao từ mẹ.

Một số biến chứng khác như mẹ bầu dễ bị béo phì, hội chứng nguy kịch hô hấp, tăng nguy cơ rối loạn tầm thần vận động, đái tháo đường type 2…

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bác sĩ có thể đưa ra một số biện pháp điều trị sau:

Tiêm insulin

Nếu lượng đường huyết của mẹ bầu ở mức độ cao và việc thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn không thể kiểm soát lượng đường trong máu thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin để hạ đường huyết giúp đưa lượng đường huyết về mức cho phép.

Theo dõi lượng đường trong máu

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu vào buổi sáng cũng như sau bữa ăn để giúp đảm bảo lượng đường trong máu duy trì ở mức cho phép.

Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình mang thai nếu muốn sử dụng bất kỳ thuốc gì thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý dùng các thuốc để điều trị tiểu đường thai kỳ.

Dựa vào nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị phù hợp cho mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ làm sao để phòng ngừa?

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ lành mạnh

Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên đảm bổ sung đầy đủ dưỡng chất và năng lượng trong 1 bữa ăn bữa ăn, đồng thời tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein …và hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế cao, đồ ngọt…

Tăng cường tập thể dục

Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng có thể giúp làm giảm một số khó chịu cho mẹ bầu khi mang thai bao gồm như mệt mỏi, đau lưng, táo bón, chuột rút cơ, khó ngủ…

Việc tập thể thường xuyên và đúng cách khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có một cơ thể dẻo dai, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Định kỳ đi khám sức khỏe, theo dõi đường huyết

Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám sức khỏe, kiểm tra lượng đường huyết định kỳ hỗ trợ phát hiện các vấn đề sức khỏe từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng


Khi mang thai nhu cầu của tất cả vitamin trong cơ thể mẹ bầu đều tăng lên rất cao. Mặc dù các thực phẩm trong tự nhiên chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi trong quá trình chế biến.

Do đó, theo các chuyên gia để giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu và em bé trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu như PregEU.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe mẹ bầu

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng tăng quá nhiều và quá nhanh khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Do đó, duy trì mức độ cân nặng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị đái tháo đường.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Căng thẳng stress gây rối loạn đến việc sản xuất hormone nội tiết tố nữ. Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên lo lắng, hoang mang từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ bị tiểu đường.

Trên đây là những thông tin cần biết về nguyên nhân tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu cần được tư vấn thêm, quý độc giả có thể liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả clevelandclinic, Gestational Diabetes, my.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 24/10/2024.

]]>
Điểm danh top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/diem-danh-top-thuc-pham-an-vao-con-khong-vao-me.html Sat, 18 Jan 2025 02:52:31 +0000 https://pregeu.vn/?p=5851 Các thực phẩm bổ sung hàng ngày không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu mà còn cung cấp vitamin, khoáng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu đang lo lắng không biết nên ăn gì để thai nhi không bị thiếu chất thì dưới đây là top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ mà phụ nữ khi mang thai không nên bỏ qua.

Thực phẩm bổ sung hàng ngày ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi ra sao?

Như chúng ta đều biết dinh dưỡng của thai nhi được lấy trực tiếp 100% dinh dưỡng từ người mẹ. Do đó, nếu người mẹ có chế độ ăn uống không khoa học, chỉ ăn những món ăn mình thích và không đa dạng thực phẩm bổ sung mỗi ngày có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Không những vậy, đối với những mẹ bầu thường có quan niệm khi mang thai là phải “ăn cho hai người” nên cố gắng ăn thật nhiều các món ngon trong quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như béo phì, đột quỵ, tiểu đường thai kỳ, thai to quá mức…

Chính vì vậy, những thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Những thực phẩm bổ sung hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

 Lo lắng không nên ăn gì để vào con không vào mẹ thì mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung thực phẩm dưới đây:

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua…là những thực phẩm rất giàu calci, photpho, vitamin B, magie, kẽm. Khi mang thai, nhu cầu năng lượng, calci cũng như vitamin và khoáng chất thường tăng lên rất cao, do đó mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung các sản phẩm từ sữa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Thịt nạc

Nếu mẹ bầu đang phân vân không biết nên ăn gì để vào con không vào mẹ thì mẹ có thể bổ sung thịt nạc vào thực đơn hàng ngày của mình. Trong các loại thịt nạc như thịt lợn, thịt gà, thịt bò nạc…là nguồn thực phẩm rất giàu protein. 

Đặc biệt, trong thịt bò, thịt lợn rất giàu sắt. Đây là một khoáng chất thiết yếu để sản xuất hồng cầu và hemoglobin. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ không thể sản xuất đủ huyết sắc tố hemoglobin, điều này khiến mẹ bầu có thể bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Rau xanh

Trong các loại rau xanh như mồng tơi, rau bina, rau cải xoăn, rau cải xanh…thường chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, vitamin K, calci, sắt, acid folic, kali…giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho bà bầu cũng như thai nhi từ đó giúp hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cho thai nhi.

Ăn nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Ngũ cốc nguyên hạt

Không giống các loại ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều chất xơ, hợp chất thực vật, vitamin…là những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu có thể bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hạt lúa mì…

Các loại cá giàu omega-3

Omega-3 là một axit béo bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung omega-3 đã được nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phát triển trí não, hỗ trợ phát triển thị giác của thai nhi, giảm nguy cơ mắc tiền sản giật ở mẹ bầu…Khi mang thai mẹ bầu có thể bổ sung một số một số loại các cá giàu omega-3 như cá cơm, cá trích, cá hồi, cá mòi…

Trứng

Trong một quả trứng lớn có khoảng 71 kcalo, 3,6g protein, chất béo, nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B6, vitamin B2, vitamin B12, vitamin D, E, sắt, đồng, kẽm…

Không những vậy, trứng còn cung cấp 1 nguồn choline tuyệt vời được biết đến là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong thời kỳ mang thai. Choline có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ đồng thời giúp ngăn ngừa các bất thường về phát triển của não và cột sống của trẻ.

Trái cây

Trong các loại quả như quả mâm xôi, dâu tây, táo, cam, quýt…thường chứa nước, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa và 1 lượng lớn calci cho cơ thể.

Mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung những loại hoa quả này vào thực đơn hàng ngày giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

Quả óc chó

Quả óc chó là thực phẩm chứa 1 nguồn omega-3 từ thực vật rất dồi dào. Không những vậy, quả óc chó còn rất giàu chất xơ, magie, protein rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Lời khuyên cho mẹ bầu trong việc bổ sung thực phẩm khi mang thai

Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, hạn chế tình trạng mẹ bầu tăng cân mà thai nhi bị thiếu chất thì mẹ bầu có lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn uống đầy đủ và khoa học

Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống cân đối đa dạng đảm bảo bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên mẹ cần bổ sung khoảng 2100 calo mỗi ngày.

 Bước đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần tăng khoảng 340 kcalo mỗi ngày và khi bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần bổ sung tăng thêm khoảng 450 kcal mỗi ngày.

Bên cạnh, việc chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm vitamin tổng hợp như viên uống PregEU…giúp hỗ trợ bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu.

Ăn uống khoa học kết hợp sử dụng vitamin tổng hợp giúp cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Hạn chế một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe

Khi mang thai mẹ bầu nên tránh ăn nhiều một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm tươi sống, chưa nấu chín kỹ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Chia nhỏ bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính trong quá trình mang thai.
  • Không bế vác đồ nặng, hạn chế đi giày cao gót.
  • Không nên thức khuya, tạo thói quen ngủ cố định, đúng giấc, đúng giờ.

Trên đây là top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Tim Newman (2023),  Which foods to eat and avoid during pregnancy, medicalnewstoday.com. Truy cập ngày 28/10/2024.

]]>
Dấu hiệu bà bầu thiếu kẽm không nên bỏ qua https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/dau-hieu-ba-bau-thieu-kem-khong-nen-bo-qua.html Sat, 18 Jan 2025 02:26:40 +0000 https://pregeu.vn/?p=5844 Thiếu kẽm không chỉ khiến mẹ bầu chán ăn, ăn uống không ngon miệng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, nắm rõ những dấu hiệu bà bầu thiếu kẽm sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe kịp thời!

Thiếu kẽm ở bà bầu thực trạng đáng báo động

Kẽm được biết đến là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai kẽm, bổ sung kẽm đầy đủ còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

Ước tính trên thế giới có khoảng hơn 80% phụ nữ không được bổ sung đủ kẽm trong quá trình mang thai. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia có đến 67,2 % phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị thiếu kẽm, còn ở một số tỉnh có điều kiện khó khăn, có tới 90% phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm.

Đây là những con số biết nói cho thấy tình trạng thiếu kẽm ở bà bầu  trong quá trình mang thai ngày càng đáng báo động và là vấn đề cần được quan tâm.

Thiếu kẽm ở phụ nữ khi mang thai thực trạng đáng báo động

Những dấu hiệu bà bầu thiếu kẽm 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các triệu chứng thiếu kẽm thường có liên quan đến vai trò của kẽm trong cơ thể. 

Nếu bản thân mẹ bầu gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo thì bạn đang có nguy cơ bị thiếu kẽm khi mang thai. Một số triệu chứng thiếu kẽm phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải hiện nay:

  • Mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn
  • Thai nhi tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch, mẹ bầu dễ bị ốm, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, thiếu kẽm ở mức độ nghiêm trọng trong quá trình mang thai còn có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số biểu hiện về vấn đề sức khỏe nguy hiểm dưới đây:

  • Thai nhi chậm phát triển tình dục.
  • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy uể oải, thay đổi vị giác.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân ở mẹ bầu.
  • Vết thương chậm lành.
  • Mẹ bầu hay bị rụng tóc, tiêu chảy.
  • Phụ nữ thường hay bị dị ứng trong quá trình mang thai
Dấu hiệu bà bầu thiếu kẽm phổ biến hiện nay

Thiếu kẽm gây ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi?

Kẽm là vi chất quan trọng vào thành phần của hơn 300 enzyme khác nhau. Do đó, bổ sung kẽm có vai trò vô cùng quan với hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Không những vậy, kẽm còn tham gia vào sản xuất và hoạt động phân chia DNA, ngoài ra kẽm còn tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi nên hỗ trợ giúp phát triển trí não cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, bổ sung kẽm còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm cho phụ nữ sau sinh.

Do đó, thiếu kẽm trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Đối với mẹ bầu

Sức đề kháng suy giảm, gây ra tình trạng bị suy giảm khứu giác hoặc vị giác khiến mẹ bầu có thể bị chán ăn, có nguy cơ gặp phải các vấn đề trong quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở.

Với thai nhi

Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng thiếu kẽm trong quá trình mang thai có thể khiến trẻ có nguy cơ bị nhẹ cân khi sinh.

Đồng thời, thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai còn khiến trẻ gặp phải một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, chậm phát triển thần kinh hành vi, chậm phát triển hệ thống miễn dịch…thậm chí dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong.

Thiếu kẽm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng kẽm mỗi ngày?

Trong quá trình mang thai, nhu cầu kẽm của mẹ bầu thường tăng lên rất cao. Để thai nhi phát triển tốt trong quá trình mang thai, theo các chuyên gia tùy thuộc vào độ tuổi, cũng như khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu mà phụ nữ khi mang thai cần bổ sung lượng kẽm mỗi ngày sau.

  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 12 miligam mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 11 mg mỗi ngày.

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, mẹ bầu bổ sung đủ hàm lượng kẽm như khuyến cáo giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Cách ngăn ngừa thiếu kẽm cho bà bầu khi mang thai

Thiếu kẽm khi mang thai nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu kẽm khi mang thai.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm

 

Một số thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung trong quá trình mang thai như thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, gia cầm, các loại đậu, động vật có vỏ (hàu, tôm hùm, cua…)…

Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm trên ngoài bổ sung kẽm còn giúp bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm trong quá trình mang

Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bà bầu

Bên cạnh cách bổ sung kẽm thông qua thực phẩm có trong tự nhiên, mẹ bầu còn có thể bổ sung kẽm thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những viên uống vitamin tổng hợp dành riêng cho bà bầu vừa mang đến sự tiện lợi, vừa giúp cung cấp liều lượng vitamin và khoáng chất đúng theo khuyến cáo cho mẹ bầu.

Một trong những sản phẩm mà mẹ bầu nên tham khảo sử dụng trong quá trình mang thai hiện nay phải kể đến là thực phẩm bảo vệ sức khỏe PregEU.

Sản phẩm này đã được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên thị trường nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để giúp hỗ trợ bổ sung DHA, EPA, vitamin và khoáng từ đó hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu, hỗ trợ giảm mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho bà bầu.

Trên đây là những dấu hiệu bà bầu thiếu kẽm. Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Rachel Nall, MSN, CRNA, All you need to know about zinc deficiency, medicalnewstoday.com. Truy cập vào ngày 26/10/2024.

]]>
Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng cuối ăn giá đỗ được không? https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/giai-dap-thac-mac-bau-3-thang-cuoi-an-gia-do-duoc-khong.html Wed, 25 Dec 2024 03:15:13 +0000 https://pregeu.vn/?p=5832 Ăn nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Do đó, giá đỗ dù là thực phẩm quen thuộc tuy nhiên nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết bầu 3 tháng cuối ăn giá đỗ được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để được giải đáp chi tiết nhé.

Hàng ngày, nguồn dinh dưỡng của thai nhi được lấy trực tiếp 100% từ nguồn dinh dưỡng của người mẹ. Do đó, theo các chuyên gia sản phụ khoa, chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu mà còn hỗ trợ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Giá đỗ là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích tuy nhiên nhiều mẹ bầu khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ băn khoăn không biết có nên lựa chọn thực phẩm vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Vậy bầu 3 tháng cuối ăn giá đỗ được không?

Nhiều ý kiến hiện nay cho rằng khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu không nên ăn giá đỗ vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng quan niệm này chỉ đúng khi mẹ bầu ăn giá đỗ sống. Bởi vì, trong giá đỗ sống thường có chứa một số vi khuẩn có hại cho sức khỏe điển hình hay gặp nhất là vi khuẩn E.coli và Salmonella.

Vì thế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thường khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn giá đỗ sống. Ăn nhiều giá đỗ sống có thể gây nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai như nhiễm khuẩn E.coli và Salmonella dẫn đến có gặp phải những biến chứng thai kỳ nguy hiểm như thai chết lưu, sinh non thậm chí tăng nguy cơ gây tử vong.

Bầu 3 tháng cuối ăn giá đỗ được không?

Ngược lại, Đối với giá đỗ đã qua chế biến, nấu chín, việc ăn giá đỗ chín có thể giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể, từ đó hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Chính vì vậy, khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu vẫn ăn được giá đỗ đã được nấu chín kỹ.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng ăn giá đỗ còn có thể mang đến nhiều lợi ích như:

Giá đỗ chữa rất nhiều các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, chất xơ, carbohydrate, vitamin C…rất có lợi cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ giúp duy trì huyết áp ổn định

Một số nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng ăn nhiều giá đỗ có thể giúp hỗ trợ giảm huyết áp nhờ giá đỗ chứa 1 lượng lớn peptid giúp ổn định huyết áp.

Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trong giá đỗ chứa 1 lượng lớn chất xơ không hòa tan có tác dụng giúp làm sạch ruột đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu khi mang thai an toàn và hiệu quả.

Hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu

Giá đỗ là thực phẩm giúp cung cấp 1 lượng lớn chất chất oxy hóa, do đó ăn nhiều giá đỗ có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương. Không những vậy, ăn giá đỗ còn chứa 1 lượng lớn canxi giúp hỗ trợ bổ sung canxi cho cơ thể.

Bà bầu nên ăn giá đỗ như thế nào cho đúng cách?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mắc dù bầu 3 tháng cuối vẫn có thể ăn giá đỗ nhưng mẹ bầu cần ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

  • Không nên ăn giá đỗ sống

Giá đỗ sống mặc dù ăn rất ngon và giòn tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn giá đỗ sống.Việc ăn giá đỗ sống có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn Salmonella, E.coli… 

Đối với phụ nữ khi mang bầu 3 tháng cuối có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì nên tránh những thực phẩm này.

Mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn giá đỗ sống
  • Nên ăn giá đỗ được nấu chín kỹ

Nếu muốn ăn giá đỗ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối thì mẹ nên lựa chọn địa chỉ mua giá đỗ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nấu chín giá đỗ trước khi ăn giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh nhờ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cho mẹ bầu.

  • Không nên ăn giá đỗ lúc bụng đói

Giá đỗ rất giàu vitamin C do đó mẹ bầu không nên ăn giá đỗ khi bụng đói, hạn chế gây ảnh hưởng đến dạ dày. 

  • Không nên chế biến giá đỗ cùng nội tạng động vật

Việc chế biến món giá đỗ cùng với nội tạng động vật có thể giảm giá trị dinh dưỡng của giá đỗ. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

Nếu ăn giá đỗ sau khi uống vitamin có thể làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của  một số khoáng chất như kẽm. Vì vậy sau khi uống vitamin tổng hợp chứa khoáng chất như kẽm thì mẹ bầu nên tránh ăn giá đỗ.

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ bầu 

Ngoài lưu ý trong việc sử dụng giá đỗ đúng cách, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia ăn nhiều 1 loại thực phẩm mình thích như giá đỗ thường không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn uống đa dạng thực phẩm hàng ngày, đồng thời thay vì ăn 3 bữa chính mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, hạn chế việc chỉ ăn những món ăn mình thích, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu calci, thực phẩm giàu sắt…đồng thời mẹ bầu có thể kết hợp bổ sung viên uống tổng hợp vitamin cho bà bầu như PregEU giúp hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh

Khám thai định kỳ

Thường xuyên đi khám thai định kỳ để giúp phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe bất thường của cả mẹ và thai nhi, đồng thời giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế căng thẳng stress để tránh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để giúp có 1 thai kỳ luôn khỏe mạnh, mẹ bầu nên:

  • Tránh bê vác nặng trong quá trình mang thai.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
  • Ngủ sớm, tránh thức khuya.
  • Không sử dụng thuốc trong quá trình mang thai.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích, hy vọng sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc bà bầu 1 tháng cuối ăn giá đỗ được không? Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

Tác giả  Erin Hinga, M.S., R.D, Is it safe to eat bean sprouts during pregnancy?, babycenter.com. Truy cập vào ngày 28/09/2024.

]]>
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám? https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/ba-bau-bi-cam-cum-3-thang-dau-co-nguy-hiem-khong-khi-nao-can-di-kham.html Tue, 24 Dec 2024 09:49:04 +0000 https://pregeu.vn/?p=5821 Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có sao không? Điều trị thế nào? Khi nào cần đi khám?… là những thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu thường bị suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm… Trong đó, cảm cúm là một trong những bệnh về đường hô hấp mà mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hay gặp nhất hiện nay.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đây là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay khi mang thai ở 3 tháng đầu. Bởi vì, cúm là một bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp ban đầu có thể khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi, đau họng…

Không những vậy, cảm cúm còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác cho mẹ bầu như sốt đột ngột, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy…

Theo các chuyên gia, để biết cảm cúm có nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu còn phải dựa vào mức độ bệnh.

  • Đối với mẹ bầu bị cảm cúm do sự thay đổi đột ngột của thời tiết chỉ mắc phải các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi sau 5-7 ngày thì thường không quá nguy hiểm.
  • Với những trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm mà gặp phải những triệu chứng khó chịu như sốt cao, đau nhức cơ thể, chán ăn, mệt mỏi… xảy ra kéo dài thì thường được đánh giá là khá nguy hiểm. Bởi vì, mắc cảm cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Khi bị cảm cúm nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Nhiễm trùng phổi khiến mẹ bầu mắc phải viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong.
  • Sốt cao do cảm cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống.
  • Một số biến chứng khác như tổn thương tim hoặc các cơ quan khác
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm khi nào cần đi khám?

Cảm cúm mắc dù là một bệnh về đường hô hấp phổ biến rất hay gặp phải hiện nay ở mẹ bầu tuy nhiên theo các chuyên gia không phải không phải trường hợp bị cảm cúm ở mẹ bầu nào cũng cần phải đi khám.

Nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu chỉ gặp phải một số triệu chứng nhẹ như sổ mũi, nghẹt mũi, ho… khi được chăm sóc đúng cách có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu mà bị sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi kéo dài… kèm theo một số triệu chứng sau đây thì nên tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ kịp thời:

  • Sốt cao mãi không hạ dù đã uống thuốc.
  • Đau, tức ngực hoặc đau bụng.
  • Đột nhiên chóng mắt, lú lẫn hoặc co giật.
  • Đau cơ, khó thở
  • Các triệu chứng cảm cúm thuyên giảm nhưng sau đó lại tái phát kèm theo sốt và ho nặng.
bầu nên đi thăm khám bác sĩ khi tình trạng cảm cúm mãi không được thuyên giảm

Điều trị cảm cúm 3 tháng đầu cho bà bầu như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh cảm cúm mà mẹ bầu có thể điều trị cảm cúm theo phác đồ của bác sĩ.

Với những trường hợp bị cảm cúm ở mức độ nặng thì bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định một thuốc điều trị sau:

  • Thuốc kháng virus: Có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên và phát triển của virus gây bệnh cảm cúm, làm các triệu chứng bệnh không trở nên trầm trọng hơn.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Được chỉ định nếu mẹ bầu bị sốt cao do virus cảm cúm gây ra.
  • Thuốc ho: Sử dụng một số thuốc ho để giảm triệu chứng ho cho mẹ bầu.
Một số thuốc điều trị cảm cúm cho bà bầu

Tự ý sử dụng thuốc tây để điều trị cảm cúm trong quá trình mang thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như gây dị tật bẩm sinh, nhiễm độc thai nghén, tăng nguy cơ sảy thai…

Do đó,  khi sử dụng thuốc tây để điều trị cảm cúm, mẹ bầu không nên tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ hoặc ngừng sử dụng thuốc khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai?

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai là tiêm vắc xin cảm cúm, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vacxin cảm cúm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để giúp phòng ngừa cúm hiệu quả hơn.

Việc tiêm phòng vacxin trước khi mang thai 3 tháng sẽ tạo nên kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, để giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa cảm cúm sau:

  • Khi mang thai tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh các bề mặt ở nhà, sử dụng chất khử trùng để đảm bảo bề mặt.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa thay thường xuyên.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể của mẹ bầu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho bà giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng mỗi tuần.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài công cộng.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, bế vác đồ nặng khi mang thai.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không đã được giải đáp trong bài viết trên. Do đó, nếu bị cảm cúm khi mang thai ở 3 tháng đầu mẹ bầu không nên chủ quan, nên có các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời để trình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện. Cần tư vấn thêm về sản phẩm viên uống tổng hợp hay bất kỳ thông tin về sức khỏe mẹ bầu, quý độc giả có thể liên hệ hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được hỗ trợ. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả clevelandclinic, Flu While Pregnant (2022), my.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 20/09/2024.

]]>
Bà bầu buồn ngủ phải làm sao? Lời khuyên của chuyên gia https://pregeu.vn/cam-nang-mang-thai/khi-mang-thai/ba-bau-buon-ngu-phai-lam-sao-loi-khuyen-cua-chuyen-gia.html Tue, 24 Dec 2024 09:32:30 +0000 https://pregeu.vn/?p=5815 Nghén ngủ là một hiện tượng sinh lý mà một số mẹ bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai. Tại sao mẹ bầu hay buồn ngủ khi mang thai? Bà bầu buồn ngủ phải làm sao? Là những câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để biết được chuyên gia giải đáp chi tiết nhé

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai khiến một số mẹ bầu cảm thấy hay buồn ngủ nhiều hơn so với bình thường.

Có một giấc ngủ chất lượng trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, cái thiện trí nhớ, khả năng học tập mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu hay buồn ngủ khi mang thai

Cơ chế hoạt động của cơ thể để đi vào giấc ngủ là trung ương thần kinh sẽ phát động não bộ và các tuyến nội tiết tiết ra các hóa chất có tác dụng phong bế thần kinh, sau đó đưa não và vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi rơi vào trạng thái ức chế. Do đó, hoạt động ngủ của cơ thể cần có sự phối hợp giữa thần kinh và nội tiết. 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa nguyên nhân chính khiến mẹ bầu hay buồn ngủ khi mang thai thường có liên quan đến việc cơ thể mẹ bầu tăng tiết hormone nội tiết tố nữ progesterone và estrogen.

Tăng tiết hormone progesterone và estrogen ở mức độ cao không chỉ ngăn quá trình rụng trứng, duy trì lớp niêm mạc tử cung mà còn giúp duy trì sự phát triển của thai nhi.

Không những vậy, việc tăng tiết hormone estrogen còn làm tăng khả năng hấp thụ và sản xuất nguyên tố vi lượng magie – là một khoáng chất giúp giãn cơ. Còn tăng hormone progesterone giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ từ đó giúp phụ nữ khi mang thai ngủ say, giấc ngủ không bị rối loạn.

Thay đổi nội tiết tố nữ làm mẹ bầu gặp phải tình trạng nghén ngủ

Thông thường, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn ở 3 tháng đầu. Tình trạng này thường được gọi là nghén ngủ. Mức độ cũng như thời gian nghén ngủ sẽ có sự khác nhau ở mỗi người.

Hiện tượng nghén ngủ sẽ ít xảy ra hơn ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị nghén ngủ, mẹ bầu có thể thường xuyên cảm thấy buồn ngủ và ngủ nhiều hơn so với bình thường, kèm ngáp ngủ, đồng thời cảm thấy lờ đờ buồn ngủ hơn với trước khi mang thai.

Nghén ngủ khi mang thai có nguy hiểm không?

Nghén ngủ được biết đến là hiện tượng sinh lý bình thường mà mẹ bầu thường hay gặp phải. Nghén ngủ khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu ngủ tốt hơn, từ hồi phục năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ngủ quá nhiều trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ khi mang thai ngủ quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ có nguy cơ dễ bị tăng huyết áp.

Không những vậy, việc ngủ quá nhiều khi mang thai còn có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu như ngủ nhiều khiến các cơ bắp của mẹ bầu ít vận động dẫn tới người hay bị mỏi, cơ bị cứng, điều này khiến tinh thần mẹ bầu giảm sút, tăng nguy cơ mắc vấn đề xương khớp, tiểu đường, trí nhớ kém minh mẫn.

Ngoài ra, mẹ bầu khi nghén ngủ quá nhiều còn có thể dẫn tới làm giảm sự lưu thông máu trong cơ thể từ đó làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tắc tĩnh mạch, nguy cơ sảy thai, suy thai…

Nghén ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi ra sao?

Chính vì vậy, dù buồn ngủ khi mang thai thì mẹ bầu cũng không nên ngủ quá nhiều mà nên sắp xếp thời gian biểu cho việc ngủ 1 cách khoa học.

Bà bầu buồn ngủ phải làm sao?

Theo các chuyên gia, trung bình mỗi ngày mẹ bầu có thể ngủ kéo dài từ 10 đến 12 tiếng. Để đảm bảo sức khỏe thì tốt nhất mẹ bầu nên dành 1 khoảng thời gian ngắn khoảng 30 phút đến 1 tiếng để ngủ trưa và mỗi đêm mẹ bầu nên ngủ từ 7-9 tiếng.

Với những trường hợp, mẹ bầu bị nghén ngủ quá nhiều khi mang thai thì mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể

Mẹ bầu nên tạo thói quen đi ngủ cố định, đúng giờ, đúng giấc. Mẹ bầu có hỗ trợ đồng hồ sinh học bằng cách xây dựng thói quen đi ngủ vào thời điểm cổ định mỗi đêm và thức dậy vào cùng 1 giờ mỗi ngày, tránh ngủ bù vào ban ngày,  đảm bảo thời gian ngủ mỗi đêm theo đúng khuyến cáo của chuyên gia.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

 

Khi mang thai, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bằng cách bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây…đồng thời bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu giúp điều hòa giấc ngủ.

Bà bầu buồn ngủ phải làm sao?

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

 

Mỗi tuần mẹ bầu nên dành thời gian tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe như đi bộ, yoga…giúp giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Thói quen sinh hoạt hợp lý

Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế những công việc nặng nhọc, không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, massage cơ thể trước khi đi ngủ giúp xương khớp luôn được dẻo dai.

Mẹ bầu nên thiết lập thời gian biểu khoa học, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến nhau. Hạn chế uống nước quá nhiều nước trước khi ngủ để không đi vệ sinh quá nhiều vào đêm và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Lựa chọn tư thế ngủ đúng cách cho bà bầu

Theo các chuyên gia, ngủ nghiêng bên trái với chân hơi cong là tư thế ngủ tốt nhất trong thai kỳ. Đây là tư thế tạo điều kiện cho máu lưu thông đến tim, thận và tử cung, đồng thời giúp hỗ trợ việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc bà bầu buồn ngủ phải làm sao khắc phục được. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi nào về tình trạng nghén ngủ khi mang thai hoặc tìm hiểu về sản phẩm viên uống bổ bầu PregEU, mời độc giả liên hệ hotline 1800 9229 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Ealena Callender, Pregnancy & Sleep: Common Issues & Tips for Sleeping, sleepfoundation.org. Truy cập vào ngày 23/09/2024.

]]>