Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Bà bầu bị chuột rút bắp chân phòng ngừa thế nào – PregEU
Bà bầu bị chuột rút bắp chân phòng ngừa thế nào – PregEU

Bà bầu bị chuột rút bắp chân gây ra những cơn tê cứng và căng tức rất khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của PregEU.

Vì sao bà bầu dễ bị chuột rút ở bắp chân? 

Chuột rút hay vọp bẻ là tình trạng cơ bị co thắt thường gặp ở phụ nữ có thai. Chuột rút xảy ra phổ biến nhất vào ban đêm nhưng cũng có thể gặp vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể khiến thai phụ đau nhức bắp chân và mất ngủ. Nhiều thai phụ có cảm giác tê cứng, khó chịu, thậm chí là khi bị chuột rút sẽ không thể đi lại nổi.

Để có thể giúp giảm thiểu việc bà bầu bị chuột rút bắp chân, đầu tiên mẹ cần hiểu lý do vì sao tình trạng này lại xảy ra.

Vì sao bà bầu dễ bị chuột rút ở bắp chân? 
Vì sao bà bầu dễ bị chuột rút ở bắp chân?

Những nguyên nhân chính là:

Thiếu chất 

Khi mang bầu, nhu cầu dưỡng chất của mẹ tăng lên do phải cung cấp cho cả em bé trong bụng. Trong đó, việc thường xuyên thiếu hụt Canxi, Magie, Kali được cho là có liên quan đến tình trạng vọp bẻ ở bà bầu. Bởi đây là những dưỡng chất có liên quan trực tiếp đến sự co rút của cơ bắp.

Sự thiếu hụt canxi, magie, kali sẽ gây ra tình trạng rối loạn co cơ và chuột rút sẽ xảy ra. Do đó, trong quá trình mang thai, bà bầu cần phải đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vi chất cho cơ thể để luôn khỏe mạnh nhất.

Ngoài ra, việc thiếu canxi trong thai kỳ cũng sẽ dẫn đến thai nhi lấy canxi từ xương của mẹ. Nếu để diễn ra lâu dài mẹ sẽ dễ bị mắc các bệnh lý xương khớp về sau.

Xem thêm: Cẩm nang thai kỳ: Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Tăng cân quá nhanh

Sự phát triển của thai nhi cũng sẽ khiến mẹ bầu tăng cân 1 cách nhanh chóng. Trọng lượng của cơ thể tăng lên cùng với kích thước thai sẽ tạo ra 1 áp lực đến hệ thần kinh, mạch máu. Điều này đã làm cho các mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng chuột rút ở chân, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Khi cân nặng của thai nhi trong bụng đã đến mức khối lượng tối đa thì cân nặng của mẹ thường tăng từ 10 đến 20kg so với lúc chưa mang thai.

Bắp chân cũng sẽ chịu 1 áp lực lớn nếu mẹ tăng cân quá mức, hai chi dưới sưng phù, cảm giác nặng nề và đau nhức. Điều này làm cho các cơn chuột rút xuất hiện nhiều hơn. Kể cả khi ngủ, dù mẹ đã được nằm nghỉ ngơi tuy nhiên sự mệt mỏi của cơ bắp cũng sẽ khiến các cơn chuột rút, đau cơ cực kỳ khó chịu xuất hiện.

Ngoài việc bị chuột rút do tăng cân nhanh thì điều này còn gây ra chứng tăng huyết áp, nguy cơ sinh non, tiền sản giật…

Do đó, mẹ bầu nên kiểm soát lượng calo nạp vào để không bị tăng cân quá mức gây những tác động xấu đến sức khỏe.

Tuần hoàn máu kém khiến mẹ dễ bị chuột rút ở bắp chân
Tuần hoàn máu kém khiến mẹ dễ bị chuột rút ở bắp chân

Tuần hoàn máu kém 

Hầu hết các mẹ khi mang bầu đều có thể tích máu tăng khiến cho tuần hoàn chậm lại. Điều này do sự thay đổi các hormone trong cơ thể lúc mang thai nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng. 

Tuy nhiên, khi máu lưu thông chậm sẽ gây ra tình trạng bị chuột rút ở bắp chân. Hơn nữa, các mẹ bầu còn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân hay xuất hiện cục huyết khối,… Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bà mẹ mang thai sẽ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp 5 đến 10 lần so với những người bình thường. 

Mất nước

Việc đi tiểu nhiều khi mang thai hay ra mồ hôi nhiều do nắng nóng, ốm nghén cũng sẽ khiến mẹ bị mất muối nước. Nếu mẹ không kịp thời bổ sung lượng nước bị mất có thể khiến hiện tượng chuột rút xuất hiện. 

Ngoài ra, sự thay đổi sinh lý của cơ thể hoặc những tác nhân bệnh lý cũng có thể cũng là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị chuột rút bắp chân. 

Cách phòng tránh việc bà bầu bị chuột rút bắp chân

Mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng chuột rút bắp chân trong thai kỳ bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách giúp mẹ giảm sự khó chịu do chuột rút mang lại bao gồm:

  • Xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để giúp bà bầu kiểm soát cân nặng ổn định và chỉ tăng với mức giới hạn cho phép. Điều này không chỉ giúp mẹ hạn chế bị chuột rút ở bắp chân mà còn giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế các bệnh lý do thừa cân gây ra.
  • Tốt nhất mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp thêm có thể qua sữa, canh hay nước ép rau củ quả để bổ sung các chất dinh dưỡng. Hãy uống nước bất kể thời điểm nào thay vì đợi đến lúc khát. 
  • Massage không chỉ giúp cải thiện tốt khi bà bầu bị chuột rút bắp chân mà nó còn giúp cơ thể mẹ thư giãn. Mẹ có thể ngồi với một chiếc ghế thấp hoặc nằm trên giường để bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Có thể kết hợp massage với tinh dầu hoặc dùng nước ấm để ngâm chân. 
Cách phòng tránh việc bà bầu bị chuột rút bắp chân
Cách phòng tránh việc bà bầu bị chuột rút bắp chân
  • Chế độ vận động vừa phải sẽ giúp khắc phục tốt chứng chuột rút ở bắp chân. Các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội,… cũng đều giúp mẹ tránh được các cơn đau nhức. Vì vậy, các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng tối thiểu 30 phút mỗi ngày để sức khỏe được cải thiện.
  • Tăng cường bổ sung canxi, magie, kali cùng sắt, acid folic,… thông qua khẩu phần ăn hàng ngày và qua các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Nếu mẹ đang không biết lựa chọn sản phẩm nào để bổ sung cho thai kỳ thì PregEU là 1 gợi ý cho mẹ. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ sung sắt, canxi, magie, kali, acid folic… giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh đồng thời hạn chế được chứng chuột rút cho các mẹ bầu. Sản phẩm được rất nhiều mẹ bầu và chuyên gia tín nhiệm và sử dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “bà bầu bị chuột rút bắp chân”. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích cho thai kỳ của mình. Liên hệ hotline 18009229 để được tư vấn thêm vấn đề sức khỏe thai kỳ khác.

Xem thêm: Tiền sản giật và những điều cần biết dành cho bà bầu

Tài liệu tham khảo

Leg cramps during pregnancy: Preventable?,  Mayo Clinic, truy cập ngày 26/6/2023

Ý Kiến Của Bạn

Bà bầu bị chuột rút bắp chân phòng ngừa thế nào – PregEU