
Ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật là 1 tai biến rất nguy hiểm có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho mẹ và bé nếu không kịp thời điều trị. Do đó, bệnh lý này cần được kiểm soát và phòng ngừa để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Trong bài biết hôm nay, mời mẹ bầu cùng tìm hiểu cách phòng ngừa tiền sản giật trong thai kỳ.
Mục lục:
Tiền sản giật là gì?
Các chuyên gia Sản khoa cho biết, chứng tiền sản giật hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén là 1 tình trạng rối loạn nguy hiểm gặp ở thai phụ sau tuần 20 của thai kỳ.
Những biểu hiện thường gặp của nhiễm độc thai kỳ là: cao huyết áp, protein niệu gia tăng…
Cho đến hiện nay, vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật ở thai phụ. Một vài giả thuyết cho rằng, tình trạng nhiễm độc thai nghén có thể là do mất cân bằng prostaglandin – 1 chất trung gian hóa học giúp duy trì hoạt động co bóp của cơ trơn, trong sự co lại của mạch máu khi mang thai và giúp mẹ bầu thư giãn.
Tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sinh non, con sinh ra nhẹ cân, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu cùng thai nhi khi tiến triển thành sản giật.
Chính vì vậy, vào những giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý với các dấu hiệu bất thường và khám thai đúng lịch tại những cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện tiền sản giật kịp thời.
Nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân rõ ràng gây ra nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, những nguyên nhân được cho là tăng nguy cơ dẫn đến tiền sản giật là:
- Bà bầu có tiền sử bị bệnh lở ngoài da, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bị chứng rối loạn máu khó đông.
- Trong gia đình có người bị tiền sản giật.
- Mẹ bị thừa cân, béo phì khi mang bầu.
- Thiếu máu cục bộ tại tử cung – nhau thai.
- Mẹ bầu bị phản xạ khi căng tử cung trong thai to hay đa thai.
Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn khi kết hợp với những yếu tố sau:
- Mang đa thai đa ối.
- Mang thai khi còn quá trẻ hoặc tuổi quá cao (dưới 18 hoặc trên 35).
- Mẹ bầu hút thuốc.
- Mang thai vào mùa lạnh, ẩm.
- Mẹ bầu chửa trứng.
- Tiểu đường, béo phì hay tăng huyết áp mạn tính cũng tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
Xem thêm: Tiền sản giật và những điều cần biết dành cho bà bầu – PregEU
Cách phòng ngừa tiền sản giật mẹ bầu nên biết
Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ 1 số biện pháp phòng tránh tiền sản giật như:
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhận được rất nhiều lợi ích như duy trì cân nặng lý tưởng, khỏe mạnh, củng cố hệ thống miễn dịch, thúc đẩy cơ thể chống lại stress, giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng thai kỳ khác, trong đó có tiền sản giật.
Uống đủ nước
Khi mang thai, uống nước đầy đủ là điều mà các chuyên gia sản khoa khuyến cáo với mẹ bầu. Theo đó, điều này sẽ giúp thai phụ giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng hay viêm đường tiết niệu vì nước giúp làm loãng nước tiểu và ức chế vi khuẩn phát triển. Đồng thời, các vi khuẩn cũng sẽ được đào thải theo đường nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, khoáng chất magie trong nước đun sôi để nguội cũng sẽ giúp làm mềm chất thải và tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà bà bầu sẽ ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Ngoài việc uống đủ 2 đến 2,5 lít nước/ngày thì mẹ cần hạn chế uống rượu, bia, cà phê vì những thức uống này không chỉ gây tăng số lần đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, nhất là đối với thai phụ và sự phát triển của bé. Theo nghiên cứu, bà bầu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn và nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần so với những mẹ ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
Chính vì vậy, mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày để đảm bảo sức khỏe và tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa để thư giãn đầu óc, cơ thể.
Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ là rất quan trọng để kịp thời phát hiện ra những bất thường của mẹ và bé.
Bên cạnh đó, khi mẹ phát hiện ra những bất thường trên sức khỏe như thở nhanh, đau bụng dữ dội, mệt mỏi nhiều thì cần đi khám kịp thời để phát hiện ra bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, kể cả tiền sản giật.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc hội chứng HELLP hay tiền sử bị tiền sản giật, tiền sử tăng huyết áp thì nên thông báo sớm cho bác sĩ để theo dõi huyết áp, protein niệu khi mang thai.
Ăn uống khoa học
Cao huyết áp liên quan chặt chẽ đến chứng tiền sản giật. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng thì mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học.
Mẹ bầu nên ăn nhạt và ăn nhiều thực phẩm giàu kali. Đồng thời, mẹ cũng nên ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu và chất điện giải. Bao gồm các thực phẩm như: bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột…
Duy trì chỉ số BMI phù hợp
Tình trạng thừa cân trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất và hormone của mẹ mà còn có thể làm gia tăng nguy cơ thuyên tắc phổi (PE) – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bên cạnh đó, béo phì cũng gia tăng nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén khi mang thai.
Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu phải duy trì cân nặng hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin hợp lý
Ngoài những cách phòng ngừa tiền sản giật ở trên, các chuyên gia sản khoa cũng lưu ý mẹ bầu nên uống viên bổ sung vitamin như vitamin C, E, B; sắt, canxi, phốt pho, i-ốt, magie… để hạn chế tiền sản giật.
Mẹ có thể tham khảo PregEU để bổ sung vitamin và khoáng chất cho thai kỳ, giúp phòng tránh tiền sản giật. PregEU có chứa 23 vitamin khoáng chất cần thiết cho thai kỳ như sắt, magie, canxi, vitamin B, i-ốt,… và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành khuyên dùng cho mẹ bầu Việt.
Trên đây là những cách phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: Đau lưng khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Tài liệu tham khảo
Preeclampsia – Symptoms & causes, Mayo Clinic, truy cập ngày 24/7/2023