Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm
Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm

Mẹ biết gì về tăng huyết áp trong thai kỳ? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa? PregEU sẽ giải đáp những thắc mắc này của mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ

Để biết được chỉ số huyết áp, có hai chỉ số cần quan tâm: huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Thông thường, huyết áp ở trạng thái nghỉ của người khỏe mạnh sẽ nằm trong khoảng:

  • Huyết áp tâm trương: Từ 90 đến 130 mmHg.
  • Huyết áp tâm thu: từ 60 đến 90 mmHg.

Huyết áp tăng cao trong giai đoạn mang thai được định nghĩa là hiện tượng xảy ra trong thai kỳ, bao gồm những yếu tố sau:

  • Huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trường từ 90mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.

Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ mà mẹ có thể nhận biết

Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể diễn tiến âm thầm mà không để lại các triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra, ở mỗi mẹ bầu, dấu hiệu của bệnh lý này cũng có thể khác nhau. Điển hình, mẹ có thể nhận biết tăng huyết áp thai kỳ qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu dữ dội hoặc đau đầu dai dẳng mà không có nguyên nhân cụ thể
  • Buồn nôn, nôn mửa, ói vọt
  • Rối loạn thị lực: nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực thoáng qua,…
  • Những cơn đau ngực không do chấn thương
  • Tình trạng khó thở. Đặc biệt là khó thở không cải thiện khi nghỉ. Khó thở phải ngồi.
  • Nước tiểu đục (tiểu đạm)
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Sưng phù chân tay hoặc toàn thân
  • Chảy máu ở bất kỳ đâu trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân
Tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng
Tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng

Nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng huyết áp trong thai kỳ?

Bệnh lý tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể xuất hiện do nhiều yếu tố. Dưới đây là  một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ:

  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không khoa học, mẹ bầu ăn uống quá mặn
  • Mẹ bầu ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, hoặc sống hay làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc lá
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
  • Thai phụ mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận..
  • Mẹ bầu từng có chẩn đoán tiền sản giật trong những lần mang thai trước
Mang thai sau tuổi 35 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ
Mang thai sau tuổi 35 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Hiện tượng mẹ bầu có huyết áp tăng cao bất thường có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tuổi thai cũng như mức độ tăng huyết áp của mẹ bầu. Huyết áp trong thai kỳ càng tăng cao, tình trạng này xuất hiện sớm thì nguy cơ mẹ bầu và thai nhi gặp biến chứng nguy hiểm càng lớn.

Đối với mẹ bầu, một số biến chứng có thể xảy ra khi huyết áp tăng cao trong thời gian mang thai:

  • Bong nhau non.
  • Đột quỵ.
  • Suy đa cơ quan. 
  • Tiền sản giật, sản giật. Có đến 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5 – 8% các trường hợp sản giật tử vong.
  • Thời gian phục hồi cơ thể, sức khỏe sau sinh chậm.
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao gặp tình trạng tăng huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo.
  • Mẹ bầu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận… sau này

 

Những nguy cơ sức khỏe mà mẹ bầu phải đối mặt khi mắc chứng tăng huyết áp thai kỳ không chỉ kéo dài trong thời gian mang thai
Những nguy cơ sức khỏe mà mẹ bầu phải đối mặt khi mắc chứng tăng huyết áp thai kỳ không chỉ kéo dài trong thời gian mang thai

Đối với thai nhi, tăng huyết áp trong thai kỳ của mẹ cùng gây ra những nguy cơ nguy hiểm

  • Bào thai chậm tăng trưởng
  • Thai nhi sinh thiếu tháng, sinh non
  • Thai chết lưu

Phòng tránh tăng huyết áp trong thai kỳ như thế nào?

Tăng huyết áp trong thai kỳ rất khó để phát hiện sớm và thường dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu như không được phát hiện kịp thời. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện các lưu ý dưới đây:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành lạnh, khoa học trước và trong thai kỳ: ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. 
  • Với trường hợp đã mắc bệnh đái tháo đường, mẹ bầu cần kiểm soát tốt đường huyết trước và trong suốt quá trình mang thai;
  • Tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng, không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.
  • Hạn chế mang thai, sinh nở khi tuổi đã cao
  • Mẹ bầu có thể đăng ký khám tiền sản để được được thăm khám, chẩn đoán và có những lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ.

Qua bài viết trên, PregEU hi vọng các mẹ sẽ hiểu thêm về hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ và có những cách phòng tránh phù hợp cho bản thân. Đừng quên bổ sung dưỡng chất cho mẹ và thai nhi bằng cách sử dụng bộ đôi viên uống bổ sung đa vi chất PregEU.

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem điểm bán gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc bạn có thể liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1800 9229 hoặc truy cập đặt hàng ngay TẠI ĐÂY. Ngoài ra khi mua online, mẹ sẽ được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà.

Ý Kiến Của Bạn

Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm