Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Tiền sản giật và những điều cần biết dành cho bà bầu – PregEU
Tiền sản giật và những điều cần biết dành cho bà bầu – PregEU

Tiền sản giật là tình trạng bệnh lý có liên quan đến tình trạng thai nghén toàn thân ở phụ nữ mang thai và có thể để lại nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi nếu không kịp thời điều trị. Vì vậy, các mẹ bầu cần nắm rõ về bệnh để biết cách phòng tránh cũng như kịp thời đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là 1 hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra do thai nghén trong 3 tháng cuối (từ tuần thứ 20) với các triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu, phù.

Tiền sản giật xảy ra trước khi đến giai đoạn sản giật. Thời gian sản giật có thể kéo dài hay ngắn tùy vào mức độ của bệnh, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tuần hay chỉ thoáng qua.

Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là gì?

Các yếu tố thuận lợi khiến mẹ bầu dễ bị tiền sản giật

Tiền sản giật khi gặp những yếu tố thuận lợi sẽ dễ xảy ra, bao gồm:

  • Đa thai đa ối.
  • Mẹ mang thai vào thời tiết lạnh ẩm.
  • Mẹ sinh con dưới 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá.
  • Thai nghén ở phụ nữ bị tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp mạn tính.
  • Có tiền sử sản giật, tiền sản giật ở lần mang thai trước.

Nguyên nhân gây tình trạng tiền sản giật ở thai phụ

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở phụ nữ mang thai đến nay vẫn chưa thực sự làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã xác định một số yếu tố góp phần khiến tiền sản giật xuất hiện. Cụ thể:

  • Mẹ bầu bị các rối loạn như máu khó đông, tiền sử tiểu đường, bệnh tự miễn, bệnh về thận…
  • Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật.
  • Bị béo phì, có chỉ số BMI cao trong thai kỳ.
  • Thiếu máu cục bộ tại tử cung và nhau.
  • Phản xạ trong căng tử cung do mang đa thai hoặc thai to.
Nguyên nhân gây tình trạng tiền sản giật ở thai phụ
Nguyên nhân gây tình trạng tiền sản giật ở thai phụ

Biểu hiện của tiền sản giật

Tăng huyết áp

Dấu hiệu sớm và hay gặp nhất của bệnh lý này là tăng huyết áp:

  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHG và tối thiểu ≥ 90mmHg (đo trong 2 lần vào lúc nghỉ ngơi, mỗi lần đo cách nhau 4 giờ) – thường xảy ra khi thai 20 tuần và trước đó mẹ có huyết áp bình thường.
  • Huyết áp tối đa tăng 30mmHG và tăng tối thiểu hơn 15mmHg so với lúc chưa mang thai thì cần phải được quan tâm đặc biệt.
  • Huyết áp càng cao thì tiền sản giật ở mẹ bầu càng nặng.
  • Nếu huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg thì mẹ cần phải được nhanh chóng thăm khám và dùng thuốc hạ áp kịp thời.

Phù

Tích tụ dịch khiến mặt, tay hoặc vùng quanh mắt sưng phù là dấu hiệu khá điển hình của bệnh tiền sản giật. Nhiều mẹ bầu thường bị nhầm lẫn với sưng ở chân hoặc các phần khác của cơ thể là phù sinh lý trong 3 tháng cuối bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi và thăm khám nếu mẹ thấy cả mặt, tay đều sưng.

Biểu hiện của tiền sản giật
Biểu hiện của tiền sản giật

Mất thị lực và thay đổi tầm nhìn

Mất thị lực hay tầm nhìn bị thay đổi đột ngột ở thai phụ, nhất là từ tuần thứ 20 trở đi thì mẹ không nên bỏ qua. Các dấu hiệu bất thường cần chú ý là: mất thị lực, hay bị hoa mắt, có đốm sáng bất thường ở tầm nhìn,…

Khó thở

Đây là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là ở bà bầu. Nếu mẹ có các biểu hiện khó thở đột ngột, thở hụt hơi, tim đập nhanh… thì cần đến bệnh viện ngay để kịp thời can thiệp.

Dấu hiệu này có thể là đang cảnh báo cơn tiền sản giật nguy hiểm.

Đau đầu dai dẳng

Thực tế, đây không phải là dấu hiệu hiếm gặp ở thai phụ. Tuy nhiên khi bị tiền sản giật, cơn đau đầu sẽ xuất hiện thường xuyên và dai dẳng hơn. Do đó, nếu mẹ bị đau đầu kéo dài và không giảm khi nghỉ ngơi thì nên chú ý.

Buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ đột nhiên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa thì cần lưu ý. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.

Đau bụng trên

Nếu đau bụng trên không phải là do bé yêu đạp hay bị hội chứng dạ dày thì có khả năng đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.

Xử trí khi bị tiền sản giật

Xử trí khi bị tiền sản giật
Xử trí khi bị tiền sản giật

Dự phòng

  • Quản lý thai nghén là điều cơ bản nhất khi dự phòng tiền sản giật. Bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật khi kiểm tra huyết áp và thực hiện xét nghiệm protein niệu trong mỗi lần khám thai.
  • Cần đảm bảo chế độ ăn có đầy đủ dinh dưỡng (nhất protein), ăn nhạt và bổ sung canxi.
  • Giữ ấm cơ thể.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sản phụ có nguy cơ cao để ngăn ngừa xảy ra sản giật.
  • Chăm sóc sức khỏe liên tục trong thời gian thai sản.
  • Thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật ở tuần 12 đến 14 tuần để kịp thời dùng thuốc dự phòng.

Xem thêm: Thai giáo tháng thứ 6 – phương pháp hiệu quả bố mẹ cần biết

Điều trị

Mức độ nhẹ:

  • Có thể điều trị ngoại trú và theo dõi bằng cách đo huyết áp mỗi ngày 2 lần.
  • Nghỉ ngơi, nằm nghiêng bên trái.
  • Theo dõi hàng tuần và phải nhập viện nếu nặng lên.
  • Chấm dứt thai kỳ nếu thai đã đủ tháng.
  • Ăn nhạt và uống đủ nước.

Mức độ nặng:

  • Điều trị nội khoa
  • Thuốc an thần: Diazepam đường tiêm hoặc uống.
  • Dùng Magnesium Sulfate.
  • Uống thuốc hạ huyết áp khi huyết áp cao (160/110mmHg).
  • Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi nguy cơ phù phổi cấp và thiểu niệu.
  • Điều trị ngoại khoa: Nếu không đáp ứng điều trị hoặc sản giật xảy ra thì chấm dứt thai kỳ ở mọi độ tuổi của thai.

Biến chứng

Biến chứng của tiền sản giật
Biến chứng của tiền sản giật

Biến chứng cho thai phụ và thai nhi

Biến chứng cho mẹ:

  • Hệ thần kinh trung ương: Phù não, xuất huyết não, màng não.
  • Mắt: Mù mắt, phù võng mạc.
  • Gan: xuất huyết bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Tim, phổi: phù phổi cấp, suy tim cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
  • Huyết học: Rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch và giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn tính và viêm thận mạn.

Biến chứng cho thai:

  • Thai chậm phát triển (trên 50%).
  • Thai chết lưu.
  • Đẻ non do tiền sản giật nặng.
  • Tử vong chu sinh.

Hội chứng HELLP

Là biến chứng có thể gây đe dọa đến tính mạng của sản phụ và được xem là 1 biến thể của tiền sản giật.

Trên đây là những kiến thức về chứng tiền sản giật. Hy vọng qua bài viết các mẹ bầu đã hiểu rõ được bệnh lý này để phát hiện, can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Giải đáp: Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?

Tài liệu tham khảo

Preeclampsia – Symptoms and causes, Mayo Clinic, truy cập ngày 22/6/2023

Ý Kiến Của Bạn

Tiền sản giật và những điều cần biết dành cho bà bầu – PregEU