Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Mang thai mấy tuần có tim thai và điều mẹ bầu nên làm lúc này
Mang thai mấy tuần có tim thai và điều mẹ bầu nên làm lúc này

Khoảnh khắc nghe được nhịp đập bình ổn của thai nhi chính là niềm vui lớn nhất khi mới bắt đầu làm mẹ Vậy mang thai mấy tuần có tim thai và mẹ bầu nên làm gì ngay lúc này?

Mang thai mấy tuần có tim thai?

Lắng nghe nhịp tim của thai nhi luôn là điều thú vị nhất với những người lần đầu làm cha mẹ. 

Ban đầu, sau khi cố định vững vàng trong cơ thể mẹ, mẹ có thể sẽ chưa thấy nhịp tim của bé vì bé mới chỉ bắt đầu hấp thu dưỡng chất và đang phát triển. Hơn nữa, hiện tại lớp da ở tử cung của mẹ vẫn đang dày nên nhịp đập trái tim của thai nhi lúc này cũng chưa rõ rệt để mẹ nghe thấy.

Nhưng điều bất ngờ lại xảy ra ngay sau đó, vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, tim thai đập mạnh mẽ hơn, báo hiệu thai nhi đang lớn lên trong sự bao bọc an toàn của mẹ. Mẹ sẽ dần dần được bác sỹ cho nghe nhịp tim của con. 

Âm thanh đó dù rất nhỏ nhưng lại là âm thanh của hạnh phúc mà người làm cha mẹ nào cũng muốn cảm nhận được.

Điều ngạc nhiên sẽ đến với mẹ ở lần siêu âm đầu tiên

Không gì có thể diễn tả được cảm xúc khi “lần đầu tiên làm chuyện ấy” phải không mẹ? Biết mình mang thai đã là một điều bất ngờ nhưng được nghe nhịp trái tim của thiên thần đang đập nhẹ nhàng thì lại càng bất ngờ tuyệt vời nhất. 

Siêu âm luôn mang đến cho mẹ sự bất ngờ từ thai nhi

Lần siêu âm đầu tiên cũng là điều mong chờ nhất đối với mẹ bầu vì không chỉ có tim thai mà mẹ còn biết được nhiều thứ hơn.

Kết quả từ que thử thai là chính xác

Điều này sẽ đem đến cho mẹ sự yên tâm hơn rằng thật sự đang có một “sinh linh bé bỏng” âm thầm mà lớn lên trong cơ thể. 

Vì mẹ biết đấy, que thử thai sẽ chỉ xác định được nồng độ HCG có trong máu của mẹ mà thôi. Có rất nhiều trường hợp HCG của mẹ tăng nhưng lại không phải mang thai bởi:

Trước đó mẹ đã từng sảy thai.

Mẹ đang sử dụng một vài thuốc hỗ trợ sinh sản, gây thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Một số ít mẹ bầu khác thì:

Thay đổi nồng độ HCG do có nguy cơ bị ung thư.

Rối loạn nội tiết, đặc biệt là rối loạn tuyến yên.

Sự xuất hiện của các kháng thể không bình thường.

Những tình trạng như thế này diễn ra mặc dù không quá phổ biến nhưng đừng vì thế mà mẹ chủ quan nhé.

Vị trí của thai nhi đang ở đúng chỗ hay không?

Siêu âm sẽ quan sát được vị trí và mọi chuyển động của thai nhi

Có vô vàn những nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé nếu bé không “đóng đô” ở đúng nơi. Rất nhiều điều đáng tiếc sẽ xảy ra nếu mẹ phải đưa ra quyết định đình chỉ thai nhi đang nằm ở vòi tử cung hay cổ tử cung… 

Không một người mẹ nào có thể chấp nhận hay không bất cứ ai có thể thay mẹ cảm nhận hết nỗi đau của việc tự mình đưa ra quyết định không giữ lại đứa bé. Nỗi dằn vặt sau đó chính là nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm cũng như kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Nhịp đập thai nhi có đang ổn định?

Qua nhịp tim thai, bác sỹ sẽ dễ nghe được baby có đang phát triển bình thường hay không. 

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhịp tim của bé cũng như nhịp tim của mẹ. Ở tuần thứ 6 – 7 sẽ dao động từ 90 – 110 nhịp / phút, sau đó nhịp đập tăng lên 140 – 170 nhịp / phút vào tuần thứ 9 thai kỳ. Đến khoảng tuần thứ 20, mẹ cũng nhận thấy được điều này khi áp tai lên thành bụng.

Nếu nhịp tim của bé tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ, khi đó có nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng suy tim của trẻ. Ngược lại, nếu nhịp đập thai nhi dưới 120 nhịp / phút, dễ thấy có dấu hiệu mẹ bị giảm lưu thông máu, huyết áp thấp, nhau thai bất thường hay khiếm khuyết thai nhi.

Lưu ý về tim thai là điều quan trọng trong lần đi khám định kỳ đầu tiên này của mẹ.

Qua kích thước và hình dáng, bác sỹ cũng có thể xác định chính xác tuần tuổi của bé

Kích thước của thai nhi

Đây cũng là điều mẹ thích nhìn thấy nhất. Bé con vẫn đang là hạt đậu phải không nhỉ? Hay con đã là quả dâu tây?! 

Qua hình dáng và kèm chiều dài của bé, các bác sỹ còn có thể đoán chính xác số tuần tuổi của thai nhi.

Tại sao khi đi khám lần đầu mẹ không nghe thấy nhịp tim của bé?

Không phải hầu hết các mẹ đều biết được nhịp tim của thai nhi ngay lần khám định kỳ đầu tiên. Tuy nhiên mẹ cũng đừng lo lắng quá vì không một điều gì khẳng định chính xác là đến đúng tuần thứ 5-6 thai kỳ thì mẹ sẽ thấy nhịp đập của con. Có đôi khi mẹ lại thấy điều đó xuất hiện ở tuần thứ 7 – 8. 

Có một vài nguyên nhân còn bắt nguồn từ việc mẹ bị nghiêng tử cung hay bụng lớn hơn bình thường… những vấn đề này không quá lo ngại, vì đó chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và cơ địa của từng mẹ. Vậy nên điều mẹ cần làm lúc này là hãy cứ nghe theo ý kiến của bác sỹ, các bác sỹ thai sản sẽ đặt lịch để bạn kiểm tra lại sớm thôi, vào khoảng 1 – 2 tuần sau đó. 

Điều mẹ bầu nên làm lúc này là gì sau khi đã nghe thấy tim thai?

Điều mẹ nên làm lúc này là bổ sung thực đơn dinh dưỡng và các vi chất khoáng vào cơ thể từ PregEU

Nhịp đập của tim thai sẽ chỉ là vấn đề sớm muộn thôi nên mẹ hãy cứ thả lỏng tình thần và điều chỉnh cho mình một chế độ ăn hợp lý để vừa cung cấp cho mẹ dưỡng chất vừa mang đến dinh dưỡng cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ biết đấy thực đơn hàng ngày sẽ chỉ là một phần thôi, mẹ hãy nhớ bổ sung thêm TPBVSK PregEU được tin dùng và khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc Gia.

DHA và EPA nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy: vượt tiêu chuẩn Châu Âu trong quá trình hình thành các dây thần kinh não bộ và thị giác của trẻ.

Calci từ sữa nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ: đạt chuẩn Châu Âu về thành phần tăng trưởng hệ cơ xương của trẻ mà không gây nóng trong, mụn nhọt.

Sắt và Acid Folic: luôn cung cấp đầy đủ yếu tố tham gia vào quá trình hình thành “khung thành” miễn dịch cho cả mẹ và bé.

Với công thức đặc biệt giúp bổ sung DHA và EPA hàm lượng cao (300mg và 60mg) cùng các loại vitamin và khoáng chất cho phụ nữ trước, trong khi mang thai và cho con bú, PregEU tự hào đồng hành cùng mẹ trong suốt quá trình thai kỳ.

PregEU kính chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Mang thai mấy tuần có tim thai và điều mẹ bầu nên làm lúc này