Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Mẹ bầu có thể tránh sinh mổ bằng cách nào?
Mẹ bầu có thể tránh sinh mổ bằng cách nào?

Trên thực tế, việc lựa chọn sinh mổ hay sinh thường dựa trên những đặc điểm, tình trạng của từng thai kỳ nhất định.Hiện nay, việc sinh mổ được chỉ định trong nhiều trường hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, với các mẹ chuẩn bị mang bầu và không mong muốn sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai, các mẹ hãy tham khảo bài viết này.

Phương pháp sinh mổ lấy thai là phương pháp gì?

Sinh mổ hay còn được gọi là phương pháp phẫu thuật lấy thai nhi. Đây là một phương pháp phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài cơ thể mẹ, qua một vết rạch ở bụng và một vết rạch ở tử cung. Hiện nay, mổ lấy thai là phương pháp khá phổ biến, được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp.

Mổ lấy thai là phẫu thuật ở bụng và tử cung của mẹ
Mổ lấy thai là phẫu thuật ở bụng và tử cung của mẹ

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và em bé, phẫu thuật lấy thai nhi được chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:

  • Mẹ mang đa thai. Cụ thể khi mẹ mang thai từ 2 em bé trở lên, phương pháp sinh mổ sẽ được bác sĩ chỉ định.
  • Thai nhi quá to, thai nhi có các vấn đề về sức khỏe hoặc có ngôi thai ngược dù mẹ đã có dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng.
  • Mẹ có hiện tượng nhau tiền đạo: nhau thai che phủ một phần hoặc hoàn toàn tử cung.
  • Mẹ mắc một số bệnh mãn tính mà bệnh có thể trở nặng khi chuyển dạ: tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch…
  • Các mẹ bầu đã sinh bằng phương pháp sinh mổ trước đây.

Những cách mẹ bầu có thể làm để giảm tỷ lệ phải sinh mổ

Dù là một phương pháp hiện đại, nhưng phẫu thuật lấy thai cũng có nhiều rủi ro không mong muốn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nguy cơ của phương pháp mổ lấy thai thường do tai biến gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng hoặc các tai biến trong khi phẫu thuật như: tổn thương bàng quang, rách thêm vết mổ tử cung. Để tránh việc sinh mổ, việc quan trọng nhất mẹ bầu cần làm là đảm bảo bản thân và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối có thể giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, thai nhi phát triển tốt nhất và cũng có thể giúp giảm nguy cơ phải sinh mổ của mẹ bầu. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất và đa dạng các vitamin, khoáng chất để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất. 

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

 

Sử dụng các viên uống bổ bầu có thành phần đa dạng các dưỡng chất như acid folic, sắt, calci, các vitamin, DHA, EPA… để chuẩn bị cho mẹ sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng vượt cạn, và cho bé cứng cáp khi chào đời.

Tập thể dục đều đặn trong suốt thai kỳ

Vận động là việc không thể thiếu trong những thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn những bài tập vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ… Việc vận động đều đặn có khả năng cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, cải thiện chứng táo bón và sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai. Sự dẻo dai của cơ thể đã được rèn luyện khiến sức chịu đựng của mẹ tốt hơn trong quá trình vượt cạn. Các cơ, xương linh hoạt khiến quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, mẹ cũng hồi phục nhanh hơn sau khi vượt cạn.

Theo dõi thai kỳ sát sao và học cách tác động xoay ngôi thai

Để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh, mẹ bầu cần quan sát bản thân thật kỹ. Các thay đổi bất thường của cơ thể mẹ để có thể là biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng hơn cho cả mẹ và em bé. Mẹ cần nhớ lịch khám thai định kỳ. Ở các mốc khám thai quan trọng, cùng các xét nghiệm được chỉ định, bác sĩ có thể nhận ra những bất thường từ sớm để can thiệp kịp thời. Đặc biệt, lịch khám thai ở các tuần cuối của thai kỳ khá dày đặc, lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi sự thay đổi của ngôi thai để chỉ định sinh mổ hay sinh thường cho mẹ.

Có một số cách massage, một số bài tập yoga có thể giúp thai nhi thay đổi ngôi thai. Mẹ có thể áp dụng vào các tuần cuối của thai kỳ. Các bài tập và các kỹ thuật massage này mẹ nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể nhất.

Một số bài tập, kỹ thuật massage có thể giúp thai nhi đổi ngôi trong những tuần cuối thai kỳ
Một số bài tập, kỹ thuật massage có thể giúp thai nhi đổi ngôi trong những tuần cuối thai kỳ

Ngoài ra, trường hợp thai nhi ngôi mông, các bác sĩ thường can thiệp bằng một số phương pháp xoay thai. ECV (External Cephalic Version) là một trong các phương pháp xoay thai có thể được áp dụng. Mẹ cũng đừng quên tham gia các lớp học về quá trình chuyển dạ, cách thở và rặn trong quá trình sinh nở.

PREGEU – BỘ ĐÔI CUNG CẤP DHA & ĐA VI CHẤT CHO MẸ BẦU VIỆT

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem điểm bán gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc bạn có thể liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1800 9229 hoặc truy cập đặt hàng ngay TẠI ĐÂY. Ngoài ra khi mua online, mẹ sẽ được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà.

Ý Kiến Của Bạn

Mẹ bầu có thể tránh sinh mổ bằng cách nào?