Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Mẹ bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?
Mẹ bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Sinh con không đủ tháng tuổi thường sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều chị em phụ nữ hiện nay, cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Mang thai đủ ngày tháng là yếu tố quan trọng giúp trẻ được sinh ra khỏe mạnh và an toàn. Dựa theo ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ hoặc siêu âm khám sức khỏe bác sĩ sẽ tính ra ngày sinh dự kiến.

Theo các chuyên gia mang thai khoảng 40 tuần thì được cho là đủ ngày tuổi và khi sinh có thể giúp đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Trong thực tế, thai nhi có độ tuổi bắt đầu từ 38 tuần thường cũng được gọi là thai trưởng thành và những đứa trẻ được sinh ra từ tuần thứ 39 đến tuần thứ 41 sẽ gặp phải ít biến chứng nguy hiểm khi sinh hơn, cụ thể như sau:

  • Đối với thai nhi sinh trước 37 tuần: Trẻ được cho là sinh non.
  • Nếu sinh từ 37 – 38 tuần: Trẻ được gọi là sinh sớm.
  • Trẻ sinh đúng tháng khi được sinh từ 39 – 40 tuần
  • Nếu sinh ở tuần thứ 41: Trẻ sinh cuối thời hạn.
  • Đối với trẻ sinh từ 42 tuần trở lên thì trẻ sinh già tháng.

Tuy nhiên ngày dự sinh thông thường chỉ là khoảng thời bác sĩ dự kiến. Do đó, mẹ bầu có thể hiểu rằng không có con số tuần nào chính xác tuyệt đối về vấn đề mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn. Bởi vì, trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thời gian sinh con. Một số trường hợp, thai nhi dù được sinh sớm hơn hoặc muộn hơn 1 đến 2 tuần so với dự kiến nhưng vẫn ra đời an toàn và khỏe mạnh.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Đối tượng phụ nữ có nguy cơ sinh non

Trường hợp sinh non ở phụ nữ thường là do:

  • Mẹ bầu mang đa thai hoặc thai quá lớn
  • Nước ối quá khiến cho tử cung căng và dễ gây chuyển dạ sớm. 
  • Phụ nữ mang thai Mắc phải các bệnh như u xơ tử cung to, hở eo tử cung,…
  • Thai phụ bị thừa cân hoặc nhẹ cân khi mang thai
  • Khi mang bầu bị nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao
  • Mẹ bầu huyết áp hoặc huyết áp thấp
  • Bị ảnh hưởng chất kích thích khi mang thai như khói thuốc lá.

Cách chăm sóc bà bầu khi mang thai phòng ngừa sinh non?

Để giúp giảm nguy cơ sinh non, mẹ bầu có thể thực hiện 1 số biện pháp sau:

Khám thai định kỳ

Thường xuyên đi khám thai định kỳ, giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện được những sự bất thường trong phát triển thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu mẹ bầu có nguy cơ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt đối với những thai sinh già tháng khám thai giúp phát hiện vấn đề bất thường của thai nhi để có biện pháp chăm sóc phù hợp cho mẹ và bé.

 

Siêu âm giúp xác định tuần tuổi của thai nhi

Chú ý về đi lại, vận động

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên tránh những kích thích làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như vận động mạnh, căng thẳng, xoa bụng, xoa đầu ti, đi chơi xa, cúi người, hay thường xuyên ngồi xổm,…

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong bữa ăn như tinh bột, đạm, chất béo vitamin và khoáng chất.

Mẹ bầu nên ăn:

  • Đa dạng các loại thực phẩm ăn, có thể tham khảo khẩu phần dinh dưỡng cho 1 ngày như sau: 200-300g thịt cá, 1 quả trứng, 200-300g hoa quả, 500-600g rau xanh, 2-2,5 lít nước, sáng và tối 1 ly sữa ấm.
  • Nên thay đổi thức ăn để tránh bị thiếu chất dinh dưỡng và vitamin. 
  • Đa dạng thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu của thai nhi.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính.
  • Ăn thêm rau xanh, trái cây ngăn ngừa táo bón.
  • Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày (sữa + nước hoa quả + nước lọc) cho đến hết thời kỳ cho con bú.
  • Bên cạnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mẹ bầu có thể cung cấp các dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi bằng cách sử dụng các viên uống bổ sung chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ bầu và bé như PregEU.


PregEU – bí quyết giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh

Thực phẩm không nên ăn

  • Không ăn đồ mặn để phòng ngừa nguy cơ bị phù nề.
  • Tránh đồ sống, đồ chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.
  • Không ăn lại thức ăn đã từng bị dị ứng
  • Không nên sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh ăn những thực phẩm quá chua như xoài, ổi, khế,…
  • Không bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Tránh ăn nhiều những thực phẩm làm tăng nguy cơ co bóp tử cung như dứa, đu đủ, rau ngót,…
  • Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, các loại nước uống có chứa caffeine, chất kích thích như cà phê, sô đa,..
  • Tránh thực phẩm như kẹo, bánh ngọt,…
  • Mỗi bữa mẹ bầu không nên ăn quá no sẽ gây khó chịu, tiêu hóa kém,…

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc mang thai bao nhiêu tuần thì sinh. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Thu Trang

*Thực phẩm không phải là thuốc không thay thế thuốc chữa bệnh.

Ý Kiến Của Bạn

Mẹ bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?