Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm
Nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm trên thực tê là hiện tượng bình thường nhưng mẹ có biết nhiều mối nguy thường khi chỉ bắt đầu từ những điều tưởng chừng như vô hại. Vậy nên các mẹ đừng chủ quan mà hãy xem xét xem mình có những biểu hiện mà PregEU đề cập dưới đây không nhé!

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là triệu chứng gì?

Thai nhi 7 tuần tuổi là lúc mẹ có thể nhận thấy được sự phát triển của bé và những thay đổi từ chính cơ thể của mình. Sự bất thường xuất hiện như chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn và nôn,… đặc biệt là lần đầu tiên có em bé sẽ khiến mẹ bầu rất sợ nếu có điều gì xấu xảy ra với con. 

Nhưng mẹ đừng lo vì thông thường mẹ sẽ chỉ bị vậy vì vài lý do sau:

Thai cố định vào tử cung của mẹ

Sau thời gian khoảng 10 ngày di chuyển về dạ con, phôi trứng sẽ bắt đầu hình thành các dây dẫn từ cơ thể mẹ vào bào thai để vừa tạo sự bám dính vững chắc vào người mẹ, vừa tạo nguồn hấp thu vào con. Một số trường hợp mẹ sẽ nhận thấy nhói đau hoặc đau lâm râm bụng dưới nhưng mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều nhé vì đó là những dấu hiệu bình thường khi mới bắt đầu thai kỳ.

Sự tồn tại của thiên thần bé nhỏ cũng tạo nên sự đau bụng lâm râm cho mẹ

Nội tiết tố bắt đầu có sự điều chỉnh mạnh mẽ

Ngay từ những tuần đầu tiên của quá trình mang thai, sự đổi thay của hormone thai kỳ có thể khiến cho dạ dày là nơi chịu tác động đầu tiên, mẹ bầu sẽ dễ bị trào ngược thực quản do lượng acid tăng hơn bình thường kèm theo đó là đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Không những vậy, sự gia tăng của nội tiết tố còn gây mụn cho mẹ.

Xuất hiện tình trạng ốm nghén

Có nhiều nghiên cứu kết luận, khi nồng độ hCG vượt ngưỡng bình thường cũng có thể gây ốm nghén ở mẹ mang thai dù mới 7 tuần đầu. Với các triệu chứng buồn nôn và nôn liên tục tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu thì việc mất nước là không tránh khỏi, kéo theo dạ dày của mẹ bị rỗng và dễ gây quặn bụng khi thức ăn đã bị tống hết ra ngoài.

Co thắt dạ con để thích nghi với sự tồn tại của bé

Giống với thời kỳ kinh nguyệt, mẹ mang thai cũng sẽ cảm thấy đau lưng, mệt bụng, hay thắt lại vùng xương chậu, tức vùng bụng dưới… Cảm nhận rõ ràng nhất là khi mẹ thực hiện những động tác tác động đến các cơ vùng bụng như ho, hắt hơi, xì mũi…

Đau bụng lâm râm và những hiện tượng “tiềm ẩn nguy cơ” bà bầu nên lưu ý 

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm gây xuất huyết thì mẹ cũng cần cẩn thận

Dù bản chất của việc đau lâm râm bụng đến với Mom khi mang thai 7 tuần sẽ chỉ là những ảnh hưởng thông thường nhưng có một vài hiện tượng nếu gặp phải thì các mẹ đặc biệt không nên bỏ qua đó là:

         Cơn đau quặn thắt diễn ra mạnh mẽ hơn, có khi lặp lại nhiều, có khi lại mất tích không dấu vết.

         Xuất huyết màu nâu đen như những ngày đầu kì kinh hay ra nhiều máu tươi ở dạng đông vón cục.

         Đi đôi với các biểu hiện đó là đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mẹ bầu dễ bị ngất xỉu hoặc mất ý thức tạm thời.

3 bước mẹ mang thai nên làm ngay khi thấy bị đau bụng

Triệu chứng đau bụng lâm râm không rõ nguyên nhân đều là điều mang đến nỗi trăn trở vô hình cho mẹ, thế nhưng mẹ hãy cứ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và làm theo những điều mà PregEU đã chỉ ra dưới đây nhé.

Lắng nghe và nhìn nhận những gì mà cơ thể của mình đang cố gắng biểu đạt

Vị trí vùng bụng bị đau là ở đâu? Đau âm ỉ hay dữ dội?

Đau bụng khi thai mới 7 tuần có thể hiện gì thêm không, quan trọng hơn là âm đạo có tiết dịch bất thường không?

Bổ sung các thực phẩm làm ấm cơ thể

Thức ăn chứa nhiều nước và có độ ấm là điều mẹ cần ngay lúc này

Với các trường hợp đau bụng râm ran nhưng vẫn ở mức an toàn thì có thể đó chỉ là một vài rối loạn tiêu hóa điển hình hay gặp ở các mẹ khi mang thai.

 Lúc này mẹ chỉ cần nhâm nhi một chút trà gừng hay nạp thêm vào cơ thể các đồ ăn mềm hay nhiều chất xơ như bánh mỳ hay bánh mỳ đen sẽ giúp điều hòa chức năng của hệ tiêu hóa và làm dịu cơn đau.

Tái khám sớm tại bệnh viện gần nhất

Đây là điều cần thiết nhất ngay lúc này để biết được tình trạng cụ thể của bản thân. Các xét nghiệm hay siêu âm được thực hiện lúc này sẽ cho mẹ thấy hình ảnh thai nhi cũng như các dấu hiệu đáng ngờ đang xảy ra.

5 khuyến cáo của chuyên gia dành cho mẹ mang thai tuần thứ 7 thai kỳ

Bước sang tuần thứ 7, thai nhi tăng trưởng nhanh cả về sinh lý và chức năng của cơ xương hay các bộ phận trong cơ thể. Trong lớp phôi thai chắc chắn sẽ là sự xuất hiện lấp ló các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… được cử động nhẹ nhàng nhờ sự kết nối của các dây thần kinh với nhau và với não bộ.

Chính bởi vậy, tại thời điểm này, ngoài việc tăng cường nhiều hơn các kiến thức thai kỳ, các chuyên gia sản phụ khoa đã đưa ra khuyến cáo mẹ nên làm những điều này để cải thiện sự đau bụng lâm râm (nếu có) hay bất cứ triệu chứng gì có thể xảy ra.

Khám thai sản định kỳ

Khám thai định kỳ để hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi nhiều hơn

Tuân thủ theo yêu cầu và lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa là hết sức cần thiết để có thể nắm rõ từng giai đoạn thay đổi của con và ngăn chặn kịp thời các yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tham khảo việc sử dụng thuốc cho bà bầu từ bác sĩ

Thuốc gần như là mặt hàng “cấm sử dụng” cho bà bầu vì có rất nhiều mối nguy hại khi sử dụng có thể đi qua nhau thai. Do đó, mẹ cần hỏi rõ bác sĩ trước khi sử dụng và tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng

Đây cũng là cách để mẹ vừa giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao hệ miễn dịch và điều chỉnh lại cảm xúc của bản thân cùng sự phát triển về mặt tâm sinh lý cho trẻ trong quá trình trưởng thành.

Tìm hiểu và có thể tự tạo một tháp đồ ăn cho riêng mẹ qua sở thích cá nhân

Không nhất thiết mẹ bầu phải luôn theo một thực đơn nào cả vì có nhiều khi chúng ta lại không hợp hoặc dị ứng với thức ăn đó. Vậy nên, dựa trên cơ sở thực đơn của các chuyên gia đưa cho, mẹ có thể tạo ra tháp đồ ăn cho riêng mình.

Mẹ nhớ nguyên tắc của thực đơn nhé, không vắng mặt các yếu tố cần thiết là chất đạm, chất xơ và chất béo tốt cho cơ thể của cả mẹ và thai nhi.

Cung cấp các vi khoáng chất cho bé – Dinh dưỡng cho mẹ từ PregEU

PregEU – Dinh dưỡng cho bé, khỏe cho mẹ

Một trong những “chìa khóa vàng” trong việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh và thông minh, nhanh nhẹn đó là bổ sung các vitamin tổng hợp cho bà bầu. Những dưỡng chất không thể tổng hợp qua thức ăn đều sẽ được cô đọng trong mỗi viên PregEU với tác động mạnh mẽ của 3 thành phần chủ yếu:

DHA / EPA với tỷ lệ cao 300mg / 60mg 

Điều chế theo công nghệ độc quyền, Omega – 3 hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ cho trẻ và bảo vệ sức khỏe của mẹ tránh xa các bệnh mỡ máu, huyết áp không ổn định trong suốt quá trình mang thai.

Calci từ sữa nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ 

Với chế phẩm từ sữa, Calci của PregEU đảm bảo sự vững vàng trong từng bước đi của con khi con lớn khôn.

Sắt hữu cơ và Acid folic 

Trong mỗi viên nén PregEU, Sắt hữu cơ fumarat và Folate giúp gia tăng khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ cũng như hạn chế tiêu cực có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai như dị tật ống thần kinh…

Thời điểm thai kỳ là lúc cơ thể mẹ nhạy cảm nhất, dù là mang thai mới 7 tuần bị đau bụng lâm râm hay lâu hơn thì các mẹ cũng nên cẩn thận và liên hệ với bác sĩ sớm nhất để có cái nhìn khách quan hơn nhé mẹ.

PregEU kính chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!’

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm