Trong 9 tháng thai kỳ sắp tới, mẹ sẽ có những trải nghiệm rất lạ, rất mới có thể khiến mẹ bối rối. Ốm nghén cũng sẽ là một phần của trải nghiệm lần đầu làm mẹ. Liệu ốm nghén có đáng sợ không? Vượt qua ốm nghén như thế nào? Qua bài viết này, PregEu xin cùng chia sẻ với mẹ những lo lắng trên, để mẹ tự tin hơn trong thai kỳ của mình nhé!
Mục lục:
Ốm nghén là hiện tượng gì trong thai kỳ?
Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu. Triệu chứng của ốm nghén là cảm giác khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mất ngủ… Những triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong ngày. Thời điểm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn trong thai kỳ ở mỗi thai phụ sẽ khác nhau.
Thông thường, ốm nghén được chia thành 2 loại theo mức độ nặng – nhẹ:
- Ốm nghén thông thường: Khoảng 80% thai phụ sẽ nghén ở dạng này. Trong thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ được thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, thai phụ không bị ảnh hưởng quá nhiều, không sút cân, hoặc quá mệt mỏi. Sau giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần.
- Ốm nghén nặng: Khoảng 1 – 1,5% thai phụ gặp tình trạng nghén nặng. Thai phụ thường xuyên nôn ói với mức độ trầm trọng. Thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài, mẹ bầu nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, thậm chí ngửi các loại mùi cũng gây hiện tượng nôn ói. Tình trạng này khiến thai phụ bị suy nhược, hay mệt mỏi, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi
Tại sao mẹ bị ốm nghén khi mang thai?
Không có nguyên nhân khoa học chính xác nào gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai. Ở các phụ nữ khác nhau, hoặc các lần mang thai khác nhau, mức độ ốm nghén cũng không đồng nhất.
Việc tăng nhanh nồng độ hormone trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Lượng đường trong máu giảm cũng là một lý do khác gây ốm nghén thai kỳ. Hiện tượng buồn nôn, nôn ói cũng thường được kích thích bởi một số mùi nồng, thức ăn cay nóng, nước bọt…
Một số phụ nữ gặp tình trạng buồn nôn, đầy hơi ngay cả khi không bị kích thích bởi môi trường bên ngoài.
Một số đối tượng có nguy cơ bị nghén khi mang bầu cao hơn như:
– Phụ nữ béo phì, thừa cân.
– Người bị bệnh nguyên bào nuôi.
– Người mang đa thai.
– Người có tiền sử bị nghén bầu nặng ở những lần mang thai trước.
Ốm nghén thai kỳ có nguy hiểm không?
Đa phần, hiện tượng ốm nghén có mức độ nhẹ sẽ biến mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ và không gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, với các trường hợp nghén nặng, nôn ói quá nhiều và quá nhạy cảm với môi trường bên ngoài, mẹ bầu sẽ gặp 1 số vấn đề sau
- Chán ăn, mất nước nghiêm trọng, thiếu dinh dưỡng
- Mất cân bằng điện giải
- Sụt cân không kiểm soát
- Mệt mỏi, xanh xao, không có sức lực
Nếu tình trạng này kéo dài, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và hỗ trợ y tế. Nếu không cải thiện kịp thời, mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi thể chất. Nước và chất dinh dưỡng không cung cấp đủ khiến thai nhi bị ảnh hưởng dẫn đến suy dinh dưỡng thai kỳ, cạn ối, sinh non….
Cùng mẹ vượt qua cơn nghén
Có một số cách để vượt qua cơn nghén mà mẹ có thể áp dụng tại nhà. Những cách này có thể không thể làm cơn ốm nghén buồn nôn của mẹ mất đi hoàn toàn, nhưng chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Hãy nghỉ ngơi đầy đủ
Stress, mệt mỏi, căng thẳng tinh thần hoặc thiếu ngủ ở mẹ bầu chính là yếu tố tác động khiến ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Vì thế để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất và tránh những mệt mỏi do nghén bầu mang lại, mẹ hãy cố gắng sắp xếp lại công việc, nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.
- Uống đủ nước
Hiện tượng nôn ói khi nghén khiến cơ thể mẹ mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, chóng mặt. Vì thế hãy bổ sung nhiều nước, uống thường xuyên với từng ngụm nhỏ để không bị nôn mà vẫn tốt cho cơ thể nhé.
- Chia nhỏ các bữa ăn
Hãy chia nhỏ những bữa ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính với lượng thức ăn lớn. Cách này vừa giúp mẹ tránh việc buồn nôn khi ăn quá nhiều, còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tránh đầy bụng, ợ hơi khó chịu. Hạn chế để dạ dày trống để đường huyết không xuống quá thấp, bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, Vitamin, chất béo,…
- Ưu tiên thực phẩm dễ ăn, ít mùi
Các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh quy giòn tốt cho mẹ bầu hơn các loại bánh ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thịt, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,… cũng cần được ưu tiên trong thực đơn.
Xem thêm: Cần tiêm phòng những gì trước khi mang thai?
Một số loại thuốc kê đơn có thể được dùng để cải thiện ốm nghén thai kỳ
Đây là các loại thuốc kê đơn có tác dụng giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn, tránh nôn ói. Tuy nhiên đây là các loại thuốc kê đơn, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mẹ không nên lạm dụng để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra
- Thuốc kháng histamine: Giúp giảm buồn nôn và say tàu xe;
- Phenothiazine: Kiểm soát cơn buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng;
- Metoclopramide (Reglan): Giúp dạ dày đẩy nhanh thức ăn vào ruột và chống buồn nôn, ói mửa;
- Thuốc kháng axit: Hấp thụ axit dạ dày và giúp ngăn ngừa trào ngược axit;
Hi vọng những thông tin trong bài viết này của PregEu có thể giúp mẹ bình tĩnh hơn khi đối mặt với những cơn ốm nghén. Mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng qua bộ đôi viên uống PregEU để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé.
PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY |