Theo dõi sự phát triển của thai nhi, bao gồm sự tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài là việc làm cần thiết trong thai kỳ của mẹ. Ở mỗi em bé, việc phát triển này có những chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, luôn có một tiêu chuẩn để đánh giá trọng lượng và chiều dài của thai nhi.
Mục lục:
Em bé của mẹ đã lớn như thế nào rồi?
Tổ chức Y tế thế giới WHO có đưa ra một bảng tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài và trọng lượng của thai nhi theo từng tuần phát triển. Các mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mình.
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
Tuần 8 | 1.6 | 1 |
Tuần 9 | 2.3 | 2 |
Tuần 10 | 3.1 | 4 |
Tuần 11 | 4.1 | 45 |
Tuần 12 | 5.4 | 58 |
Tuần 13 | 6.7 | 73 |
Tuần 14 | 14.7 | 93 |
Tuần 15 | 16.7 | 117 |
Tuần 16 | 18.6 | 146 |
Tuần 17 | 20.4 | 181 |
Tuần 18 | 22.2 | 222 |
Tuần 19 | 24.0 | 272 |
Tuần 20 | 25.7 | 330 |
Tuần 21 | 27.4 | 400 |
Tuần 22 | 29 | 476 |
Tuần 23 | 30.6 | 565 |
Tuần 24 | 32.2 | 665 |
Tuần 25 | 33.7 | 756 |
Tuần 26 | 35.1 | 900 |
Tuần 27 | 36.6 | 1000 |
Tuần 28 | 37.6 | 1100 |
Tuần 29 | 39.3 | 1239 |
Tuần 30 | 40.5 | 1.396 |
Tuần 31 | 41.8 | 1.568 |
Tuần 32 | 43.0 | 1.755 |
Tuần 33 | 44.1 | 2000 |
Tuần 34 | 45.3 | 2200 |
Tuần 35 | 46.3 | 2.378 |
Tuần 36 | 47.3 | 2.600 |
Tuần 37 | 48.3 | 2.800 |
Tuần 38 | 49.3 | 3.000 |
Tuần 39 | 50.1 | 3.186 |
Tuần 40 | 51.0 | 3.338 |
Tuần 41 | 51.5 | 3.600 |
Tuần 42 | 51.7 | 3.700 |
Từ việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, cùng với những lời khuyên của bác sĩ, mẹ sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho phù hợp trong trường hợp thai nhi quá lớn hoặc quá nhỏ. Tuy nhiên, những con số trên bảng trên là những con số tiêu chuẩn, ở mỗi trường hợp mang bầu cụ thể, với các vấn đề cụ thể của mẹ bầu và thai kỳ thì các chỉ số này có thể khác đi. Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu những chỉ số mẹ đang có khác với những chỉ số được nêu trên.
Trọng lượng và chiều dài của thai nhi được đo như thế nào?
Đây là việc của các bác sĩ, nhưng mẹ cũng nên tìm hiểu đôi chút. Việc ước lượng trọng lượng của thai nhi được thực hiện bằng các phép đo với phương pháp siêu âm. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ xác định một số chỉ số của em bé trong bụng như:
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
AC: Chu vi bụng
TTD: Đường kính ngang bụng
FL: Chiều dài xương đùi
HC: Chu vi vòng đầu
Từ những số liệu trên, mẹ có thể tính trọng lượng của em bé trong bụng theo một số công thức:
- Tính trọng lượng theo đường kính lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TTD), chiều dài xương đùi (FL)
Trọng lượng thai nhi(g) = 13,54 x BPD + 42,32xTAD + 30,53xFL – 4213,37
- Tính trọng lượng thai nhi theo đường kính ngang bụng (TAD).
Trọng lượng thai nhi(g) = 7971 x TTD(mm)/100 – 4995
Ngoài ra, đối với chiều dài của thai nhi có một số lưu ý trong cách đo. Cho đến 14 tuần, số đo chiều dài của em bé được đưa ra từ đầu đến mông (dưới cùng). Sau 14 tuần cho đến hết thai kỳ, số đo được đưa ra là từ đỉnh đến gót chân.
Những nguy cơ thai nhi có thể gặp phải khi có cân nặng bất thường.
Có nhiều trường hợp thai nhi phát triển nhanh, có trọng lượng lớn hơn mức trọng lượng tiêu chuẩn của tuổi thai, đặc biệt là vào ba tháng cuối cùng.
Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Các mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý cho việc sinh mổ, thay vì sinh thường khi em bé quá lớn. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì… ngay từ trong bụng mẹ.
Trường hợp thai nhi có trọng lượng và kích thước quá nhỏ cũng rất đáng lo ngại. Khi thai nhi quá nhỏ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ làm một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Chế độ dinh dưỡng của mẹ quá nghèo nàn hoặc chức năng rau thai không đảm bảo đều có thể gây ra việc nhẹ cân, kém chiều dài của bé.
Khi thai nhi quá nhẹ cân, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi. Sức đề kháng của trẻ khi sinh ra cũng kém hơn, và còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này…
Dinh dưỡng phù hợp để thai nhi có cân nặng đúng chuẩn
Dinh dưỡng vẫn là chìa khóa để mẹ bầu quản lý sức khỏe của bản thân và thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung đầy đủ và đa dạng các vi chất cho cơ thể sẽ là điều kiện tốt nhất để bé có thể phát triển khỏe mạnh.
- Mẹ bầu không cần phải ăn quá nhiều nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung đa vi chất thiếu hụt qua các thực phẩm bổ sung có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng.
- Mẹ chú ý kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Theo khuyến cáo, trong cả thai kỳ, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mẹ mang đa thai, con số này có thể khoảng 16 – 20 kg..
- Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng luôn được khuyến khích. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
- Đừng quên thăm khám thai định kỳ để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi. Nếu có những sự bất thường về trọng lượng, chiều dài, cần có sự tư vấn của bác sĩ để khắc phục.
PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY |