
Nước mía là thức uống giải khát phổ biến và được rất nhiều mẹ bầu yêu thích vào những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, nước mía có dinh dưỡng gì, mẹ bầu nên uống vào giai đoạn nào của thai kỳ lại là những thông tin mà không phải mẹ bầu nào cũng nắm được. Hãy cùng PregEU tìm hiểu về nước mía, công dụng của nuocs mía cũng nhưng cách bà bầu uống nước mía sao cho hợp lý nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Thành phần dinh dưỡng trong nước mía
Nước mía là nước ép nguyên chất từ cây mía. Thành phần chính của nước mía là nước, đường tự nhiên cùng một số loại vitamin và khoáng chất khác như sắt, magie, canxi… Cụ thể, mẹ có thể theo dõi bảng thành phần có trong 28,3g nước mía dưới đây.
Thành phần | Định lượng | Lợi ích |
Đường | 25,71 gr | Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu |
Carbohydrate | 27,40 gr | Giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu |
Vitamin B2 | 0,16 mg | Thúc đẩy chiều cao, thị giác, đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xương, cơ và hệ thần kinh của thai nhi |
Protein | 0,20 mg | Giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe khoắn và tươi vui |
Canxi | 32,57 mg | Giúp thai nhi hình thành xương và răng |
Magie | 2,49 mg | Phối hợp cùng canxi hình thành xương, cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và cơ của em bé sau này |
Kali | 162,86 mg | Điều hòa huyết áp, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. |
Bà bầu uống nước mía có tốt không?
Nước mía cung cấp vitamin và khoáng chất.
Vitamin và các khoáng chất chất như kali, magie… đều rất tốt cho mẹ bầu và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bổ sung qua thực phẩm, đặc biệt là nước mía là cách bổ sung an toàn, hiệu quả.
Nước mía tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
Khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ sẽ vô cùng yếu ớt. Đây là lỗ hổng lớn khiến mẹ có thể bị các căn bệnh tấn công, gây ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi. Trong nước mía có một số hợp chất có khả năng tăng cường miễn dịch cho mẹ. Đó là chất flavonoid và hợp chất phenolic. Uống nước mía có khả năng chống lại virus gây bệnh tấn công. Hãy thêm 1 chút gừng vào nước mía khi uống, bạn sẽ thấy 1 hương vị lạ và công dụng tăng cường miễn dịch sẽ được nhân đôi.
Nước mía làm giảm cơn ốm nghén, giảm cảm giác buồn nôn.
Với vị thanh ngọt tự nhiên đặc trưng, nước mía làm giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén của mẹ bầu. Đồng thời nước mía cũng là nguồn nước và nguồn năm lượng dồi dào cho mẹ khi bị mất nước do nôn ói trong quá trình ốm nghén. Vị ngọt tự nhiên của kích thích vị giác của mẹ để mẹ có cảm giác thèm ăn hơn.
Nước mía giúp da mẹ bầu đẹp hơn, giảm táo bón.
Vì cung cấp lượng nước lớn, nước mía có khả năng tăng cường độ ẩm cho da bà bầu chúng như làm mềm phân và làm trơn đường tiêu hóa để tránh táo bón. Kali trong nước mía cũng vô cùng có ích đối với chứng táo bón mà mẹ gặp phải trong thai kỳ.
Nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên khi mang thai có thể kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra sự thiếu hụt axit folic còn làm xuất hiện những vùng da tối màu. Lúc này, các loại axit alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) trong nước mía sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, chống oxy hóa cho da hiệu quả.
Bà bầu uống nước mía vào ba tháng đầu của thai kỳ, nên hay không nên?
Có, câu trả lời chắc chắn là có! Với những giá trị dinh dưỡng mà nước mía mang lại, các mẹ bầu được khuyến khích uống nước mía trong suốt thai kỳ. Và trong ba tháng đầu của thai kỳ cũng vậy.
Tuy nhiên, lượng đường trong nước mía rất cao. Một ly nước mía có thể tích 240ml có chứa đến 50g đường, tương đương với 12 muỗi cà phê. Trong khi đó, hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng. Lượng đường dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể mẹ. Chúng là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao…. Hãy lưu ý lượng nước mía mà mẹ uống mỗi ngày.
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng nước mía trong thai kỳ.
Khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào, mẹ cũng nên nghiên cứu thật kỹ để có cách sử dụng khoa học, đúng liều lượng và mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng nước mía mà mẹ nên nhớ!
- Không sử dụng quá 400ml nước mía một ngày. Hãy kiểm soát lượng đường mẹ nạp vào cơ thể.
- Không nên uống nước mía khi mẹ đang mắc tiểu đường thai kỳ.
- Uống nước mía khoảng 2 giờ sau các bữa ăn. Uống nước mía trước các bữa ăn chính khiến mẹ có cảm giác no bụng và ăn ít lại.
- Nước mía được bảo quản không tốt rất dễ bị lên men. Không sử dụng nước mía khi đã có hiện tượng hư hỏng. Nước mía bảo quản trong tủ lạnh chỉ an toàn trong khoảng 8 giờ.
Hi vọng các thông tin mà PregEU cung cấp trong bài viết này có thể giúp ích cho mẹ trong hành trình mang thai của mình.
PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY |