Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Cách dùng rau má đúng chuẩn và an toàn cho mẹ bầu
Cách dùng rau má đúng chuẩn và an toàn cho mẹ bầu

Rau má là loại rau dân dụng ở Việt Nam với những lợi ích đáng kể đối với sức khỏe con người. Vì vậy, nhiều mẹ bầu muốn sử dụng chúng trong thai kỳ. Nhưng mẹ có biết rau má có thể gây hại cho thai nhi? Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng rau má, nhưng với định lượng giới hạn và hạn chế ở một số thời điểm.

Rau má có thể gây ra những cơ co thắt tử cung

Rau má là loại thảo dược được coi là lành tính ở Việt Nam. Nó cũng là thức uống ưa thích của mình người dưới dạng sinh tố rau má, trà rau má… Tuy nhiên, rau má có thể là nguyên nhân của những cơn co thắt tử cung đặc biệt nguy hiểm vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Những cơn co thắt tử cung mà rau má gây ra có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây động thai thậm chí khiến mẹ sảy thai.

Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng các món ăn, thức uống chế biến từ rau má ít nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Rau má có thể gây ra các cơn co thắt ở tử cung của mẹ bầu
Rau má có thể gây ra các cơn co thắt ở tử cung của mẹ bầu

Rau má có thể gây đầy hơi, chướng bụng cho mẹ bầu

Mặc dù là rau xanh nhưng rau má lại có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy cho bà bầu. Các cơn đau bụng do khó tiêu có thể xuất hiện cùng các cơn gò tử cung. Đây cũng là lý do mà rau má được trang web sức khỏe Herbal Safety liệt kê là một trong những loại thảo mộc nên tránh trong thai kỳ.

Rau má có mang đến lợi ích gì cho mẹ bầu trong thai kỳ không?

Loại rau này vẫn có những lợi ích nhất định mà chúng ta không thể không kể đến. Để biết các lợi ích mà rau má mang đến, chúng ta cần biết trong rau má có gì? Theo một đánh giá trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế , trong khoảng 100 gram rau má tươi cung cấp các chất dinh dưỡng:

Canxi: 171 miligam (17% RDI)

Sắt: 5,6 miligam (31% RDI)

Kali: 391 miligam (11% RDI)

Vitamin A: 442 microgam (49% RDI)

Vitamin C: 48,5 miligam (81% RDI)

Vitamin B2: 0,19 miligam (9% RDI)

Rau má cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt, cung cấp 8% RDI cho phụ nữ và 5% RDI cho nam giới.  

Rau má có khả năng giảm âu lo, căng thẳng thần kinh cho mẹ

Rau má được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh lý về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi. Bà bầu khi bị stress, lo âu cao độ có thể gây ảnh hưởng khiến thai nhi có nguy cơ tăng động, chậm phát triển cao hơn. Vì vậy, sử dụng rau má có thể giúp mẹ an thần, đẩy lùi lo lắng, căng thẳng.

Chiết xuất rau má có thể làm mờ các vết rạn trên da khi mang thai

Các loại kem bôi có chiết xuất rau má có thể làm mờ các vết rạn da trên bụng, mông, chân và các bộ phận khác trên cơ thể mẹ bầu. Hãy bôi kem lên các phần cơ thể có khả năng cao bị rạn trong thai kỳ vài lần mỗi ngày. Duy trì thói quan này từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, bạn sẽ thấy những vùng da đó giảm rạn, thâm, các vết rạn cũng hồi phục nhanh hơn.

Các loại kem bôi có chiết xuất rau má có thể hạn chế rạn da
Các loại kem bôi có chiết xuất rau má có thể hạn chế rạn da

Rau má giúp lợi tiểu, thanh loại cơ thể

Rau má có khả năng kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và cả chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Tác dụng này của rau má này giúp giảm bớt áp lực đối với thận và giúp thải độc tố nhanh chóng.

Rau má giúp giảm tình trạng chuột rút ở bà bầu

Rau má là loại rau giàu kali. Lượng kali có trong rau má giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, ổn định huyết áp. Đồng thời, chúng có tác dụng là giảm các hiện tượng căng cứng cơ, co rút cơ ở phụ nữ mang thai những tháng cuối. 

Kali trong rau má giúp giảm hiện tượng chuột rút ở bà bầu
Kali trong rau má giúp giảm hiện tượng chuột rút ở bà bầu

Tuy nhiên, để hấp thu được những dưỡng chất có trong rau má, mẹ cũng cần biết cách sử dụng rau má đúng cách và an toàn. 

Sử dụng rau má đúng cách, an toàn

Ngoài những lưu ý về cách sử dụng dạng uống, bôi đã nêu trong bìa viết, mẹ bầu cũng nên nhớ một số lưu ý dưới đây để có thể sử dụng rau má an toàn nhất

  • Không nên sử dụng rau má làm thực phẩm, đồ uống trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Với các sản phụ có tiền sử sinh non, động thai, sảy thai, tuyệt đối không sử dụng rau má trong suốt thai kỳ 9 tháng.
  • Không nên sử dụng rau má sống hoặc dạng sinh tố nếu mẹ lần đầu sử dụng, hoặc đang cảm thấy mệt mỏi.
  • Rau má cần được mua ở nơi có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, chúng cần được sơ chế sạch sẽ, đảm bảo không có dư lượng các chất bảo vệ thực vật hay kích thích tăng trưởng.
  • Bà bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ, cholesterol trong máu cao không nên ăn vì rau má có thể làm tăng chỉ số đường huyết và cholesterol.
  • Tránh sử dụng rau má nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Tính hàn của loại rau này, có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy.
  • không sử dụng rau má liên tục trên 1 tháng với định lượng không quá 40g mỗi ngày.
  • Theo trang web verywellhealth hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm chức năng từ rau má đều khuyến cáo không bổ sung quá 500 miligam chiết xuất rau má cho hai lần uống mỗi ngày trong 14 ngày.

Ngoài cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất qua các loại khoáng chất như rau má, mẹ bầu có thể bổ sung qua các các thực phẩm bổ sung với định lượng rõ ràng trong từng viên uống. Điều này sẽ giúp mẹ không còn bối rối xem bổ sung sao là đủ và như thế nào mới an toàn. Viên uống bổ sung đa vi chất PregEU hi vọng, với các thông tin trên đây, mẹ có thể tự tin khi sử dụng rau má trong thực đơn hàng ngày

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé 

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Cách dùng rau má đúng chuẩn và an toàn cho mẹ bầu