Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Thiếu máu khi mang thai, mẹ nên thay đổi dinh dưỡng như thế nào?
Thiếu máu khi mang thai, mẹ nên thay đổi dinh dưỡng như thế nào?

Mẹ bầu thiếu máu khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có đến 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ. Mẹ có thể cải thiện tình trạng thiếu máu thông qua chế độ dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu khi nào?

Khi xét nghiệm máu, nếu phụ nữ có thai có hàm lượng hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl, sẽ được chẩn đoán là thiếu máu thai kỳ.Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi đến cung cấp và  chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim. Để có kết luận chính xác về thiếu máu, khó có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà không tiến hành xét nghiệm. Nhưng các mẹ bầu cũng nên lưu ý các biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện sớm những bất thường của cơ thể:

  • Da dẻ xanh xao, thiếu sức sống
  • Móng tay, tóc khô, dễ gãy, rụng
  • Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Mạch nhanh, đánh trống ngực, khó thở nhẹ
Có một số biểu hiện của cơ thể mẹ bầu khi bị thiếu máu mà mẹ có thể quan sát được
Có một số biểu hiện của cơ thể mẹ bầu khi bị thiếu máu mà mẹ có thể quan sát được

Tại sao mẹ bầu bị thiếu máu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thông thường, ở phụ nữ mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. Đây là khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu.

Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất sắt ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ nhu cầu hiện tăng cao của họ. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai là khoảng 30 – 60mg/ngày tùy theo giai đoạn. Cụ thể:

  • Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần 30-40 mg sắt mỗi ngày
  • Ở tam cá nguyệt thứ 2, định lượng sắt phù hợp là 30-40mg
  • Khi thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu cần khoảng 60g/ngày

Những phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng có nguy cơ thiếu máu lớn hơn.

Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày khó có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu về vi chất của phụ nữ mang thai
Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày khó có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu về vi chất của phụ nữ mang thai

Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Thiếu máu trong thai kỳ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm đối với cả người mẹ và thai nhi. Tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não… có thể gây những hậu quả nặng nề.

Đối với thai phụ, mẹ có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Các hiện tượng như nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản…. đều có tỷ lệ tăng cao khi mẹ bị thiếu máu thai kỳ. Ở giai đoạn chuyển dạ, mẹ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Sau khi em bé đã chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt sức lực, trầm cảm…

Đối với thai nhi, con có khả năng suy dinh dưỡng bào thai do không đủ máu đem chất dinh dưỡng qua dây rốn. Con sinh ra có tình trạng nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, vàng da sau sinh, thời gian điều trị hồi sức kéo dài.Con dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. 

Thiếu máu thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi
Thiếu máu thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi

Dinh dưỡng phù hợp cho thai phụ thiếu máu

PregEU xin gợi ý đến các mẹ bầu một số thực phẩm phù hợp cho các thai phụ được chẩn đoán thiếu máu. Ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng thiết yếu cho từng giai đoạn thai kỳ, mẹ cần lưu ý đến các vi chất tuy nhu cầu về số lượng là ít nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt, sắt là vi chất cực kỳ quan trọng đối với những thai phụ thiếu máu.

Chất sắt được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ đậm và xanh đậm, như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu… thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt), cá béo, động vật thân mềm (sò, ốc, trai…), gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ và các loại rau ranh (cải xoong, cải xanh, mồng tơi, súp lơ, tần ô,…). Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý rằng sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ có khả năng hấp thu tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung sắt cũng như những vi chất thiết yếu khác cho bản thân và thai nhi thông qua các thực phẩm bổ sung vi chất như PregEU. Bộ đôi viên uống đa vi chất PregEU là thực phẩm bổ sung được các bác sĩ sản khoa và giới chuyên môn đánh giá cao bởi sự đầy đủ về thành phần vi chất, sự phù hợp về định lượng từng chất và sự tinh khiết trong chất lượng nguyên liệu. 

Sắt trong viên uống PregEU được bào chế dưới dạng hữu cơ (sắt fumarat), có khả năng hấp thu cao hơn nhiều, phù hợp hơn đối với cơ thể mẹ bầu. 

Hy vọng những thông tin mà PregEU cung cấp trên đây sẽ hữu ích với các mẹ bầu. PregEU luôn đồng hành để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc nhất

PregEU – Dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEU chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Thiếu máu khi mang thai, mẹ nên thay đổi dinh dưỡng như thế nào?