Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Thiếu máu khi mang thai, mẹ cần biết những gì?
Thiếu máu khi mang thai, mẹ cần biết những gì?

Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp ở các phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2020, tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu là 25,6%. Vậy mẹ bầu cần biết những gì về chứng thiếu máu khi mang thai?

Tại sao phụ nữ gặp phải tình trạng thiếu máu thai kỳ?

Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu vi chất sắt. Nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cao hơn để cung cấp cho thai nhi nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng phổ biến.

Cụ thể, nhu cầu về sắt ở phụ nữ có thai qua từng giai đoạn là:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: 30-40 mg/ngày
  • Tam cá nguyệt thứ 2: 30-40 mg/ngày
  • Tam cá nguyệt thứ 3: 60 mg/ngày

Dấu hiệu điển hình của thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu ở bà bầu thường dễ bị bỏ qua hoặc được cho là những biểu hiện mà mẹ bầu nào cũng có khi mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi thiếu máu thai kỳ không có những biểu hiện thật sự rõ ràng. Một số biểu hiện của thiếu máu khi mang thai mà mẹ bầu có thể nhận thấy là:

– Mệt mỏi yếu sức, hụt hơi

– Rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt

– Sắc mặt trắng xanh xao, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi

– Ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng

Mẹ bầu cần quan sát bản thân thật kỹ để phát hiện sớm thiếu máu thai kỳ
Mẹ bầu cần quan sát bản thân thật kỹ để phát hiện sớm thiếu máu thai kỳ

Phụ nữ thiếu máu khi mang thai đối mặt với những nguy cơ gì?

Bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương cho biết: “Thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy để nuôi dưỡng các mô và tổ chức của cơ thể. Ở người bình thường, thiếu máu kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn. Người bệnh sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, thiếu máu mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu và thai nhi gặp phải nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe
Mẹ bầu và thai nhi gặp phải nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe
  • Đối với mẹ bầu: Thiếu máu thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm. Sau sinh, những mẹ bầu mắc chứng thiếu máu cũng dễ gặp phải tình trạng băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. 
  • Đối với thai nhi: Những em bé sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu thai kỳ cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin do thiếu sắt. Em bé của những người mẹ thiếu máu thai kỳ ở giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.

Phòng tránh thiếu máu thai kỳ cho mẹ bầu

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định để phòng tránh thiếu máu thai kỳ. Chế độ ăn cung cấp đủ sắt và các vitamin sẽ giúp hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu ổn định. 

  • Các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin nên được thêm vào thực đơn là:

–  Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng…

–  Bột bánh mì, đậu, lạc, ngũ cốc

–  Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, rau muống, bông cải xanh, cải bó xôi…

  • Làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
  • Không nên uống trà, cà phê ngay sau khi ăn vì sẽ dẫn đến giảm hấp thu sắt.
  • Bổ sung vi chất sắt qua các viên uống bổ sung đa vi chất cho mẹ bầu. Hãy chọn loại viên uống có sắt hữu cơ (sắt fumarat) để cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thu hơn. Đồng thời, đừng quên chú ý đến lượng calci mẹ đang bổ sung mỗi ngày. Hấp thu quá nhiều calci có thể gây ức chế việc hấp thu sắt của cơ thể.
Sử dụng viên uống bổ sung đa vi chất PregEU để đảm bảo đủ lượng sắt bạn cần mỗi ngày
Sử dụng viên uống bổ sung đa vi chất PregEU để đảm bảo đủ lượng sắt bạn cần mỗi ngày

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ hiểu hơn về chứng thiếu máu thai kỳ, cũng như những lưu ý để phòng tránh chứng bệnh này. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé 

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEU chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEU về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Thiếu máu khi mang thai, mẹ cần biết những gì?