Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Xuất hiện vạch nâu ở bụng có phải có thai không?
Xuất hiện vạch nâu ở bụng có phải có thai không?

Bên cạnh bị ốm nghén, mệt mỏi, xuất hiện vạch nâu ở bụng là những hiện tượng phổ biến hay gặp phải ở phụ nữ khi mang thai. Ngược lại với phụ nữ tự nhiên vạch này thì sao? Xuất hiện vạch nâu ở bụng có phải có thai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Vạch nâu xuất hiện ở bụng là do đâu?

Vạch nâu ở bụng là một đường thẳng đứng sẫm màu phát triển trên da bụng, có độ rộng khoảng ¼ đến ½ ich kéo dài từ xương mu tới rốn. 

Trong một số trường hợp, vạch nâu này có thể kéo dài qua rốn tiến về phía ngực của bạn, thường có màu đậm hơn da của bạn, có thể là màu nâu hoặc đen nhạt. Màu sắc của vạch nâu ở bụng có thể khác nhau tùy vào cơ địa.

Theo các chuyên gia trên thực tế, cơ thể sẽ luôn có một đường vạch nâu ở bụng, tuy nhiên nếu hormone trong cơ thể duy trì ở mức cân bằng thì đường vạch nâu này thường rất ít xuất hiện, gần như là không có trên da bụng.

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này trên cơ thể, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng xuất hiện vạch nâu ở bụng thường liên quan đến việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Điển hình phải kể đến chính là Estrogen – một hormone nội tiết có vai trò giúp tăng sinh sản xuất collagen, giữ nước giúp da luôn tươi trẻ hồng hào. Chính vì vậy, khi lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi có thể kích thích tăng sinh sản xuất melanin dẫn đến hình thành vạch nâu ở bụng.

Vạch màu nâu ở bụng là do đâu?

Vạch nâu ở bụng có phải có thai không?

Theo thống kê có khoảng 80% phụ nữ khi mang thai xuất hiện vạch nâu ở bụng  nên còn được gọi là đường mang thai (linea nigra). Line nigra xuất hiện tự nhiên khi mang thai có thể là do thay đổi hormone nội tiết.

Việc tăng tiết hormone nội tiết tố như estrogen, progesterone,… để duy trì sự phát triển của thai nhi kích thích tế bào hắc sắc tố tạo ra melanin tại một số vùng da ở bụng khiến da bạn bị sạm đi khi mang thai.

Ở phụ nữ không mang thai, khi lượng hormone estrogen trong cơ thể bị thay đổi cũng có thể làm xuất hiện vạch nâu ở bụng, thậm chí một số trường hợp thay đổi nội tiết còn gây ra tình trạng nám da và quầng vú sẫm hơn. 

Vậy vạch nâu ở bụng có phải là có thai thì đáp áp là vạch nâu ở bụng không hoàn toàn là do có thai.

Nguyên nhân gây ra tình trạng vạch nâu bụng thường có liên quan đến sự thay đổi nội tiết nên chúng ta có thể hiểu rằng không phải tất cả các trường hợp xuất hiện vạch màu nâu ở bụng đều xuất phát từ việc mang thai.

Do đó, xuất hiện vạch nâu ở bụng có thể là dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang mang thai mà đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe cho thấy cơ thể phụ nữ đang bị mất cân bằng về nội tiết tố trầm trọng.

Vạch nâu ở bụng có phải có thai không?

Thay đổi nội tiết tố nếu xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vì vậy nếu bạn đang không mang thai mà gặp phải tình trạng này bạn có thể đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

Nên làm gì khi cơ thể xuất hiện vạch nâu ở bụng?

Vạch màu nâu trên bụng có nguyên nhân là do cơ thể kích thích tăng tiết sản sinh melanin. 

Do đó, khi xuất hiện vạch nâu ở bụng các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đây là tác nhân khiến đường vạch nâu trở nên đậm hơn. 

Ngoài ra, để giúp làm mờ vạch nâu, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng da chứa thành phần tự nhiên như kem nghệ,…

Còn đối với trường hợp mẹ bầu mang thai xuất hiện vạch màu nâu thì một số nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng bổ sung đầy đủ acid folic (hay folat) trong suốt thai kỳ có thể giúp kiểm soát vạch màu nâu, đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Những dấu hiệu mang thai thường gặp hiện nay

Ngoài cách sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu mang thai sớm dưới đây để biết bản thân có đang mang thai hay không.

Trễ kinh

Khi trứng được thụ thai thành công với tinh trùng, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra hormone HCG (hay còn gọi là beta HCG) có vai trò ngăn quá trình rụng trứng diễn ra, giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Do đó, trễ kinh là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến giúp người mẹ nhận biết bản thân có đang mang thai hay không.

Mệt mỏi kéo dài

Nguồn dinh dưỡng của con phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai. Do đó, trong những tuần đầu mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy vô cũng mệt mỏi.

Mệt mỏi kéo dài ngay cả khi làm những công việc trước đây mà bạn luôn làm dễ dàng. Đây thường là một trong những dấu hiệu mang thai sớm bạn không nên bỏ qua.

Khẩu vị thay đổi, nhạy cảm với thức ăn

Mang thai khiến nội tiết tố nữ trong cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi dẫn đến làm thay đổi khẩu vị của mẹ.

Bạn  có thể tự nhiên cảm thấy thèm ăn một số loại thực phẩm trong khi trước đây bạn không thích ăn hoặc tự nhiên bạn cảm thấy vô cùng khó chịu với với một số loại thức ăn mà trước đây bạn rất thích ăn.

Dấu hiệu mang thai phổ biến hay gặp phải hiện nay

Ra máu báo thai (chảy máu âm đạo)

Khác với máu kinh, máu báo thai thường chỉ kéo dài trong vòng 24 giờ, và thường có màu nâu hoặc hồng nhạt, lượng máu ra thường rất ít.

Hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, dễ ngất xỉu kèm theo một số dấu hiệu điển hình ở trên thì đây là một dấu hiệu mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua.  

Đi tiểu liên tục

Sau 2 đến 3 tuần, khi trứng và tinh trùng được thụ thai thành công, bạn có thể gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều hơn do cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu đến phôi thai để giúp thai nhi phát triển.

Do đó, đi tiểu liên tục một cách bất thường trong thời gian dài cũng là một dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất hiện nay.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi vạch nâu ở bụng có phải có thai từ đó nắm được một số dấu hiệu mang thai mà phụ nữ thường hay gặp phải hiện nay. Để biết chính xác bản thân mình có thai hay không bạn có thể đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé!

Tài liệu tham khảo

Tác giả Cleveland Clinic (2022), Linea Nigra, my.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 09/11/2023

Ý Kiến Của Bạn

Xuất hiện vạch nâu ở bụng có phải có thai không?