Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Nguyên nhân gây tiền sản giật và cách khắc phục an toàn hiệu quả
Nguyên nhân gây tiền sản giật và cách khắc phục an toàn hiệu quả

Tiền sản giật nếu không được chăm sóc và hỗ trợ kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Do đó, nắm rõ được nguyên nhân gây tiền sản giật sẽ giúp chị em biết cách chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường có liên quan đến việc tăng huyết áp ở thai phụ. Đây là tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai của người mẹ.

Hiện nay tại Hoa Kỳ ước tính có 15% trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ thường do tiền sản giật gây ra. Tại Việt Nam, theo thống kê có khoảng 10.7 – 18.4 % các trường hợp tử vong của các thai phụ có liên quan đến tiền sản giật.

Tiền sản giật là gì?

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Theo các chuyên gia sản khoa, nguyên nhân gây tiền sản giật khi mang thai phần lớn thường có liên quan đến nhau thai. Đây là cơ quan phát triển trong tử cung có vai trò giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ở những phụ nữ bị tiền sản giật, nhau thai thường không hoạt động đúng chức năng như bình thường hoặc các mạch máu hầu như không phát triển dẫn đến làm ảnh hưởng đến khả năng lưu thông cũng như lưu lượng máu đến thai nhi.

Điều này nếu xảy ra kéo dài có thể làm tăng huyết áp của người mẹ, đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động của các chức năng trong cơ thể như phổi, gan, thận, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài nguyên nhân chính ở trên thì tiền sản giật còn có liên quan đến việc phụ nữ mang thai thường hay bị căng thẳng, béo phì… cũng là những yếu tố gián tiếp gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan trong cơ thể của người mẹ.

Nguyên nhân gây tiền sản giật thường có liên quan đến nhau thai

Tiền sản giật thường bắt đầu ở tháng thứ mấy?

Tiền sản giật thường chủ yếu xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp thai phụ gặp phải tình trạng này sớm hơn.

Hầu hết các trường hợp tiền sản giật ở trên lâm sàng thường xảy ra vào tuần thai thứ 37 hoặc gần ngày sinh. Tiền sản giật cũng có thể xảy ra sau khi sinh và thường xảy ra trong vài ngày đầu đến một tuần sau sinh.

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc tiền sản giật cho phụ nữ mang thai và sau sinh?

Tiền sản giật nếu không được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc tiền sản giật trong quá trình mang thai, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trước và trong khi mang thai dưới đây:

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai có thể tăng nguy cơ mắc phải tiền sản giật. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của bản thân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng với phụ nữ có chỉ số BMI nằm trong khoảng bình thường trước khi mang thai thì chỉ nên tăng khoảng 9-12 kg trong suốt thai kỳ.

Tăng cân lành mạnh khi mang thai giúp hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật

Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giấc ngủ từ lâu được ví như “thần dược” đối với cơ thể không chỉ giúp hồi phụ sức khỏe sau 1 ngày hoạt động còn giúp cải thiện mức độ tâm trạng. 

Chính vì vậy, duy trì giấc ngủ ngon mỗi ngày cũng là cách đơn giản có thể giúp duy trì sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

===>>> Xem thêm: Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai

Tập thể dục mỗi ngày 

Không chỉ giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, tăng cường năng lượng cho cơ thể, tập thể dục còn giúp giảm bớt một số khó chịu, giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải… của mẹ bầu khi mang thai.

Ngoài ra, tập thể dục mỗi ngày còn hỗ trợ giảm một số triệu chứng ốm nghén trong suốt thai kỳ, đồng thời giảm nguy cơ mắc tiền sản giật khi mang thai.

Vì vậy, tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng là một trong những cách tuyệt vời để giữ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Khi mang thai mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập như yoga, thiền, đi dạo…

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình mang thai

Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.

Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thường tăng lên rất cao, gấp đôi so với bình thường. Vì vậy, mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho cơ thể giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình mang thai như bộ đôi viên uống PregEU của công ty cổ phần Dược phẩm Tín Phong.

PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu giúp cung cấp đầy đủ dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi và mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

===>>> Xem thêm: Kinh nghiệm uống vitamin tổng hợp cho bà bầu mới nhất 2023

Bổ sung PregEU cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu suốt thai kỳ

Theo dõi huyết áp

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đo huyết áp để giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các biến chứng thai sản nguy hiểm liên quan đến việc tăng huyết áp thai kỳ.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Đái tháo đường khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do đó, thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong quá trình mang thai là điều rất cần thiết, giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Thường xuyên đi siêu âm và khám sức khỏe định kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên đi siêu âm và khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó có các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe định kỳ.

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Khi mang thai mẹ bầu nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh đi giày cao gót, không bê vác đồ nặng,… để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu được nguyên nhân gây tiền sản giật ở mẹ bầu. Trong quá trình mang thai nếu gặp phải các vấn đề sức khỏe, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé!

Tài liệu tham khảo

Tác giả Cleveland Clinic (2021), Preeclampsia, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 02/02/2024.

Ý Kiến Của Bạn

Nguyên nhân gây tiền sản giật và cách khắc phục an toàn hiệu quả