Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Lời giải đáp từ chuyên gia
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Lời giải đáp từ chuyên gia

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang là băn khoăn chung được rất nhiều phụ nữ khi mang thai quan tâm hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để được giải đáp từ chuyên gia.

Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh phần lớn thường khởi phát hoặc phát hiện trong lúc mang thai. Đây là bệnh lý thường được phát hiện vào khoảng tuần thứ 24 đến 32 của thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ thường có thể tự khỏi sau khi sinh con, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nếu không được hỗ trợ điều trị và chăm sóc kịp thời vẫn có thể biến thành tiểu đường type 2.

Hormone Insulin được biết đến là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu của người mẹ luôn ở mức ổn định. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố nữ trong cơ thể có sự thay đổi gây rối loạn hormone insulin, gây ảnh hưởng đến việc điều hòa và sản xuất hormone insulin trong cơ thể, làm lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng quá cao. 

Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống trong quá trình mang thai có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu mẹ bầu ăn phải những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Ngược lại nếu có chế độ ăn uống khoa học, cân đối, đa dạng có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời hạn chế gặp phải biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu.

Vậy tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay một số thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế sử dụng khi bị tiểu đường thai kỳ dưới đây:

Đồ uống và thức ăn có nhiều đường

Đây là thực phẩm đầu tiên mẹ bầu nên hạn chế ăn nếu mắc phải tiểu đường thai kỳ. Khi mang thai mẹ bầu nên hạn chế ăn nhiều đồ uống và thực phẩm chứa đường như sữa, nước ngọt, bánh kẹo…

Không những vậy, đường còn chứa rất nhiều trong những loại quả như nhãn, vải, mít… nên đây cũng là những loại trái cây mẹ bầu cần hạn chế không nên ăn nhiều trong quá trình mang thai.

Thực phẩm giàu tinh bột

Theo các chuyên gia, tinh bột là một trong những nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, các thức ăn chứa nhiều tinh bột sau khi được đưa vào hệ tiêu hóa sẽ được enzyme phân giải thành những dưỡng chất để cơ thể dễ dàng hấp thu.

Hầu hết những thực phẩm chứa tinh bột đều sẽ bị phân hủy thành đường và sau đó cơ thể sẽ tiết ra hormone insulin giúp chuyển hóa và kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

Tuy nhiên, việc cơ thể người mẹ sẽ tăng cường sản xuất hormone estrogen và progesterone khi mang thai có thể gây rối loạn việc sản xuất hormone insulin trong cơ thể khiến lượng đường glucose không được chuyển hóa hết điều này có thể làm cho lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao.

Chính vì vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Do đó, khi mang thai mẹ bầu nên hạn chế một số loại thực phẩm giàu tinh bột tuy nhiên có thể làm tăng đường huyết như khoai tây, gạo trắng, bánh mì trắng…

Thay vì ăn nhiều những thực phẩm như trên, mẹ bầu có thể ăn những thực phẩm cung cấp tinh bột nhưng có hàm lượng đường thấp như bún tươi, gạo lứt, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc yến mạch…

Một số thực phẩm khác

Ngoài những thực phẩm kể trên, khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên hạn chế một số thực phẩm là yếu tố gia tăng khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,…), thực phẩm chế biến sẵn (kem, socola, nước sốt, thịt nguội đã qua chế biến…).

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên ăn thực phẩm gì?

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh được khuyên bởi chuyên gia dưới đây”

Thực phẩm có chỉ số GI thấp

GI hiện nay là chỉ số được sử dụng để phản ảnh tốc độ đường huyết tăng chậm hay tăng nhanh sau khi bạn ăn bất cứ 1 loại thực phẩm nào, và thường được chia làm 3 cấp độ gồm nhẹ, trung bình, cao.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm có chỉ số GI thấp là những thực phẩm lý tưởng mẹ bầu có thể sử dụng giúp điều hòa và ổn định đường huyết.

Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên lựa chọn một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp duy trì đường huyết trở nên ổn định hơn như bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch, bông cải xanh, bí đỏ, rau má, củ cà rốt, một số loại trái cây ít ngọt (cam, táo, lê, dưa hấu…).

Thực phẩm chứa protein lành mạnh

Protein là một trong những nhóm dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng bổ sung thực phẩm giàu protein lành mạnh không chỉ giúp cung cấp năng lượng, giảm cảm giác đói mà còn giúp làm chậm quá trình hấp thu lượng đường trong máu của mẹ bầu.

Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung một số loại thực phẩm giàu protein lành mạnh như sau: thịt nạc (thịt lợn, thịt bò, thịt gà…), các loại cá (cá hồi, cá cơm…), trứng, sữa không đường…

Bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão có thể khiến tình trạng tiểu đường của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa những loại chất béo này thay vào đó mẹ có thể tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.

Hạt dinh dưỡng: Trong các loại hạt chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, protein tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khi mang thai mẹ bầu có thể ăn một số loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ cười…

Dầu thực vật: Chứa một nguồn chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe, mẹ bầu có thể ăn một số loại bơ như dầu động phộng, dầu hạt điều, dầu hạnh nhân…

Một số loại thực phẩm khác: Ngoài những thực phẩm kể trên, mẹ bầu có thể cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể bằng cách thêm một số loại bơ thực vật vào thực đơn hàng ngày của mình như bơ động phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều…

Mẹ bầu nên ăn thực phẩm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Một số lưu ý cho mẹ bầu trong ăn uống khi đang mang thai?

Ngoài chú ý đến kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai mà PregEU vừa nêu trên thì mẹ bầu cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

Chia nhỏ bữa ăn

Khi mang thai nhiều mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng nôn nghén khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống thì mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Ăn uống khoa học, đa dạng thực phẩm

Trong mỗi bữa ăn mẹ bầu không chỉ nên ăn những món mình thích mà nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và cân đối để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể gồm protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin.

Bổ sung thêm viên uống đa vi chất

Khi thai nhi ngày càng phát triển, nhu cầu vitamin và khoáng chất trong cơ thể bà mẹ cũng cần phải tăng lên rất cao, đặc biệt một số khoáng chất như sắt và canxi thường tăng gấp đôi so với bình thường. Trong khi các vitamin và khoáng chất thường dễ bị mất đi trong quá trình chế biến.

Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất này cho thai nhi, mẹ bầu nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học kết hợp bổ sung thêm các viên uống vitamin và khoáng chất tổng hợp cho bà bầu như PregEU của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tín Phong.

Sản phẩm PregEU giúp bổ sung tới 23 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như Omega-3 (chứa DHA và EPA), acid folic, sắt, calci, vitamin A, C, E, D… đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu giúp phòng ngừa đái tháo đường

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì. Để được dược sĩ tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe thai kỳ, mẹ có  thể liên hệ tổng đài miễn cước 18009229 (miễn phí cước).

Tài liệu tham khảo

Tác giả  Jillian Kubala, MS, RD, Nutrition (2020), What Can I Eat If I Have Gestational Diabetes? Food List and More, healthline.com. Truy cập vào ngày 21/02/2024.

Ý Kiến Của Bạn

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Lời giải đáp từ chuyên gia