Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Những biểu hiện ốm nghén mà phụ nữ khi mang thai thường hay gặp phải
Những biểu hiện ốm nghén mà phụ nữ khi mang thai thường hay gặp phải

Theo thống kê hiện nay có khoảng 80% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vậy những biểu hiện ốm nghén của mẹ bầu hay gặp là gì? Làm sao để khắc phục vấn đề này? Hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Các biểu hiện ốm nghén thường gặp ở phụ nữ khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố nữ trong cơ thể người mẹ thay đổi khiến nhiều mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng ốm nghén. Khi bị ốm nghén, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Cảm giác buồn nôn
  • Nhạy cảm với mùi vị, có thể bị nôn mửa xảy ra khi ngửi thấy mùi thức ăn.
  • Thay đổi khẩu vị hay bị chán ăn
  • Thường xuyên hay bị mệt mỏi.
  • Một số triệu chứng khác gồm đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau hoặc sưng vùng ngực, giấc ngủ xáo trộn…

Những biểu hiện ốm nghén có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào ở trong ngày tuy nhiên hay gặp nhất là vào ban ngày. Ốm nghén thường xảy ra ngẫu nhiên và thường không có quy luật.

Hiện nay phụ nữ khi mang thai bị ốm nghén với các biểu hiện đa dạng từ nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, đến bị nôn từ nhẹ đến nặng…. Có khoảng 80% phụ nữ bị nghén ở mức độ nhẹ khi mang thai hay gặp nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, hiện nay có khoảng 1-1,5% mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể bị nôn nghén liên tục khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc khi ăn và có thể xảy ra kéo dài từ thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên đến thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng.

===>>> Xem thêm: Tại sao mẹ bầu bị mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên?

Những biểu hiện ốm nghén thường gặp khi mang thai

Các biểu hiện ốm nghén kéo dài bao lâu?

Hầu hết tình trạng ốm nghén khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia sản phụ khoa tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, hay gặp nhất là ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 10.

Tình trạng này sẽ dần được cải thiện khi mẹ bầu bước vào thời kỳ cá nguyệt thứ hai hoặc sau tuần thứ 14 sẽ thấy các biểu hiện ốm nghén giảm hẳn, cơ thể dần khỏe mạnh trở lại, bắt đầu cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn.

Theo thống kê khi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc khi bước vào tuần thai thứ 14 có khoảng 50% mẹ bầu sẽ hết bị ốm nghén. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã thống kê được rằng sau tuần thai thứ 22 có khoảng 90% mẹ bầu đã hết bị ốm nghén.

Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp mẹ bầu có thể bị ốm nghén kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Tình trạng này có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm.

Ốm nghén gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi ra sao?

Hậu quả hay gặp nhất khi mẹ bầu bị ốm nghén là thường hay bị nôn ói, mệt mỏi, chán ăn từ đó dẫn đến khiến mẹ bầu và thai nhi không nhận đủ được dinh dưỡng cần thiết. 

Đặc biệt, trong một số trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng kèm nôn ói quá nhiều và quá nhạy cảm với môi trường bên ngoài, có thể khiến mẹ bầu sẽ gặp 1 số vấn đề sức khỏe như:

  • Chán ăn, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, bị sụt cân không kiểm soát
  • Mất nước nghiêm trọng, mất cân bằng điện giải
  • Mệt mỏi, không có sức lực, cơ thể xanh xao.
  • Có nguy cơ cạn ối, dễ bị sinh non

Ngoài ra, khi tình trạng ốm nghén này xảy ra kéo dài mà không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, thai vô sọ. Thậm chí, ốm nghén nặng còn khiến thai nhi có khả năng bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng…

===>>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để dưỡng thai? Giải đáp từ chuyên gia

Ốm nghén gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi ra sao?

Làm sao để giảm các triệu chứng ốm nghén khi mang thai?

Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm các triệu chứng ốm nghén trong quá trình mang thai.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Khi bị ốm nghén mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. 

Ăn những thức ăn khô: Nếu tình trạng ốm nghén xảy ra nặng vào buổi sáng thì mẹ bầu có thể ăn 1 ít bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm triệu chứng nôn nghén.

Uống nhiều nước: Khi bị nôn nghén do mang thai mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm giàu protein như sữa chua, táo, phô mai, các loại hạt…

Dành thời gian nghỉ ngơi

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, ốm nghén ở phụ nữ khi mang thai thường có liên quan đến sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể. 

Việc cơ thể mẹ bầu tăng tiết nhiều hormone progesterone trong quá trình mang thai có thể làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa điều này dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, làm mẹ bầu hay bị nôn. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu hay bị nôn nghén.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ rằng thiếu hụt vitamin B6 trong quá trình mang thai khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhất là vitamin B6 trong quá trình mang thai có thể giúp giảm được độ buồn nôn, khó chịu của mẹ bầu khi bị ốm nghén.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm giúp bổ sung đa vi chất dành cho bà bầu. Nổi bật trong số những sản phẩm đó phải kể đến chính là viên uống PregEU của công ty cổ phần Dược Phẩm Tín Phong.

PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như omega-3 (DHA&EPA), calci từ sữa, sắt hữu cơ, acid folic, kẽm…nhờ đó giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Mẹ Nguyễn Ngọc Anh (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Uống đều đặn 2 viên PregEU mỗi ngày, mình thấy giảm tình trạng ốm nghén, khỏe hơn, đi khám trộm vía cân nặng của con vẫn đạt chuẩn”.

Bổ sung viên uống PregEU giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi

Trên đây là một số biểu hiện ốm nghén mà mẹ bầu thường hay gặp phải khi mang thai. Có thể thấy, dinh dưỡng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Để được dược sĩ tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe thai kỳ, mẹ có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18009229 (miễn phí cước).

Tài liệu tham khảo

Tác giả mayoclinic, Morning sickness, health.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 13/03/2024.

Ý Kiến Của Bạn

Những biểu hiện ốm nghén mà phụ nữ khi mang thai thường hay gặp phải