Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu không nên bỏ qua
Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu không nên bỏ qua

Tiểu đường thai kỳ nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, Vậy làm sao để biết bản thân đang mắc tiểu đường thai kỳ hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay cách nhận biết tiểu đường thai kỳ qua bài viết sau.

Tiểu đường thai kỳ – thực trạng đáng báo động

Tiểu đường thai kỳ được tổ chức y tế thế giới định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, thường khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai.

Đái tháo đường hầu hết đều không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh. Do đó, tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là một bệnh lý mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải trong khi mang thai.

Theo thống kế của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2021 tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam tăng lên 21.8%, cao gấp khoảng 5 lần so với trước đây, tức là cứ 7 người phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh.

Có thể thấy rằng, đây là những con số biết nói cho thấy tình trạng tiểu đường thai kỳ đang ngày càng có những diễn biến phức tạp và gia tăng.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Hầu hết, bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng.

Vì vậy nếu thấy bản thân mẹ bầu có một dấu hiệu nhỏ dưới đây thì bạn không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

  • Mẹ bầu bị khát nước thường xuyên, hay thức dậy lúc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn, lượng nước tiểu cũng nhiều so với các mẹ bầu khác cũng là những triệu chứng hay gặp phải khi mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Mẹ bầu nếu không may bị xước thì vết thương sẽ lâu lành hơn.
  • Vùng phụ khoa có thể bị nhiễm nấm, gặp khó khăn trong việc điều trị, khó khỏi bệnh.
  • Mẹ bầu có thể cảm thấy người hay bị mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống
  • Bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ăn uống khó kiểm soát.
Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Trường hợp mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn có nguy cơ gây hại đến sự phát triển của thai nhi cụ thể như sau:

Những ảnh hưởng của đái tháo đường đến người mẹ

Tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt nếu để tình trạng này xảy ra kéo dài mà không có biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời có thể gây ra những hệ lụy khôn lường như:

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm đài bể thận, từ đó có thể gây ra nhiều tai biến khác như sinh non, nhiễm trùng ối, sinh non,…

Nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai: Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay đã phát hiện ra rằng phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sau này dễ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2.

Một số biến chứng khác: Ngoài những biến chứng phổ biến hay gặp ở trên, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ còn dễ có nguy cơ bị cao huyết áp, tiền sản giật,  béo phì, đa ối, sảy thai và thai chết lưu,…

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên thai nhi

Mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, chẳng hạn như làm nồng độ calci, magie trong huyết thanh thấp, dẫn đến khiến thai nhi thường gặp phải biến chứng như:

Thai to

Tất cả dinh dưỡng mà thai nhi nhận được đều được cung cấp trực tiếp từ máu của người mẹ. Nếu trong máu của người mẹ có chứa quá nhiều glucose, tuyến tụy của thai nhi sẽ kích thích sản xuất nhiều insulin hơn để hấp thu lượng glucose này.

Thai nhi sẽ chuyển hóa glucose dư thừa thành chất béo, tăng tiết sản xuất insulin để chuyển hóa glucose ở thai nhi dẫn đến tích tụ lượng mỡ lớn khiến thai nhi phát triển quá mức làm thai nhi bị to.

Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển to quá mức

Hạ đường huyết

Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ chào đời. Khi lượng đường trong máu của người mẹ luôn ở mức cao sẽ khiến thai nhi sẽ sản xuất hormone insulin ở mức cao…

Sau khi sinh, thai nhi vẫn tiếp tục sản xuất insulin ở mức độ cao tuy nhiên lại không còn nhận được lượng đường cao từ mẹ, dẫn tới làm lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh bị thấp.

Một số biến chứng khác

Tiểu đường thai kỳ ngoài ra còn khiến thai nhi đối mặt với nguy cơ mắc phải các bệnh lý như hội chứng nguy kịch hô hấp, tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh, tử vong sau khi sinh, tăng nguy cơ bị béo phì, đái tháo đường type 2 khi lớn, rối loạn tâm thần vận động,…

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia các biến chứng của tiểu đường thai kỳ thường có thể phòng ngừa và kiểm soát được.

Chìa khóa để phòng ngừa tình trạng này là kiểm soát cẩn thận lượng đường trong máu ngay khi được chẩn đoán mắc phải tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu có thể phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ mắc phải đái tháo đường trong thai kỳ bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống cân đối, khoa học

Khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin,… Bạn nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường thay vào đó ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ, ít calo và chất béo.

Mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, ngũ gốc,… không nên bỏ bữa mà nên kiểm soát lượng thực ăn hàng ngày đưa vào cơ thể.

Trong quá trình mang thai mẹ bầu có thể bổ sung thêm các viên uống đa vi chất như PregEU giúp cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ trong quá trình mang thai, giúp mẹ khỏe, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu giúp phòng ngừa đái tháo đường

Vận động đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục đều đặn trước và trong khi mang thai có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa nhờ đó dễ dàng dung nạp glucose.

Hạn chế tăng cân quá nhiều, duy trì mức cân nặng hợp lý

Tăng cân hợp lý ở mức cho phép khi mang thai là một điều bình thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngược lại nếu mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh hoặc quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Kiểm tra chỉ số đường huyết

Mẹ bầu nên định kỳ kiểm tra chỉ số đường huyết của cơ thể để giúp phòng ngừa cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Giữ tâm trạng thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng, hoang mang để giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

Hy vọng với những thông tin mà PregEU cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu biết cách nhận biết tiểu đường thai kỳ, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên bạn có thể đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra!

Tài liệu tham khảo

Tác giả mayoclinic (2022), Gestational diabetes, mayoclinic.org.Truy cập vào ngày 11/11/2023.

Ý Kiến Của Bạn

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu không nên bỏ qua