Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì và nguyên nhân gây ra là do đâu, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Mục lục:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường là khi mang thai phụ nữ gặp phải tình trạng lượng đường trong máu cao trong thời gian mang bầu, thường gặp phải ở tuần thứ 24 đến 28.
Khi phụ nữ mang thai mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ thì không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai. Thế nhưng nếu không may mắc phải tiểu đường trong thời kỳ mang thai sẽ khiến người mẹ tăng nguy cơ mắc phải đái tháo đường type 2 trong tương lai, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ khi được sinh ra, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là do đâu?
Khi thức ăn được đưa vào cơ thể thì những thực phẩm chứa carbohydrat sẽ được enzyme chuyển hóa thành glucose, giúp cơ thể dễ hấp thu vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể và được điều hòa bởi hormone insulin. Insulin giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mang thai làm nội tiết tố trong cơ thay đổi gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone insulin. Do đó Để giữ lượng đường trong máu ổn định khi mang, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp, nếu tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu khi phụ nữ mang thai sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Dấu hiệu thường gặp khi bị tiểu đường thai kỳ
Mắc phải đái tháo đường khi mang thai, phụ nữ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Cơ thể hay bị mệt mỏi
- Cảm thấy mắt mờ
- Hay bị khát nước liên tục
- Ngủ ngáy
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
Tiểu đường thai kỳ khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi
Những yếu tố khiến phụ nữ tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Dưới đây là một số yếu tố khiến phụ nữ khi mang thai dễ có nguy cơ bị tiểu đường:
- Phụ nữ bị thừa cân, béo phì có chỉ số BMI > 30
- Những người đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
- Gia đình có tiền sử mắc tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
- Thai nhi có cân nặng lớn trên 4 kg làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở người mẹ.
- Thai chết lưu trong bụng không rõ nguyên nhân.
- Con sinh ra dị tật, hay gặp nhất là những trường hợp trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh ở tim.
- Phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường
Bữa ăn của người bị tiểu đường thai kỳ nên đảm bảo cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà vẫn duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ. Nếu bị thừa cân, nên giảm lượng tiêu thụ calo xuống khoảng 1.800 calo/ngày.
Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời giúp cơ thể bạn sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Sử dụng thuốc tây
Nếu khi áp dụng các biện pháp sinh hoạt mà lượng đường không được kiểm sóat, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc tây như insulin để điều trị.
Thường xuyên đi kiểm tra lượng đường huyết
Có thể tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ, nếu đường huyết chưa ổn định nên có biện pháp điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc tây giúp điều trị tiểu đường thai kỳ
Bí quyết phòng tránh đái tháo đường
Để giúp tránh mắc phải tiểu đường thai kỳ, bạn nên
- Sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt…
- Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Duy trì cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe như tiểu đường trong thai kỳ. Do đó, nếu đang có kế hoạch sinh em bé mà bị thừa cân bạn hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
- Hạn chế việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai.
- Bổ sung viên uống như PregEU giúp cung cấp đầy đủ vitamin dưỡng chất theo đúng khuyến cáo, để giúp đảm bảo duy trì sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bổ sung chất dinh dưỡng theo khuyến cáo giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu được tiểu đường thai kỳ là gì từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả. Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC GỌI) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Thu Trang
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.