Tiểu đường thai kỳ là một “chứng bệnh tạm thời” mà một số mẹ bầu mắc phải trong thời kỳ mang thai của mình. Tuy chỉ là chứng bệnh tạm thời, nhưng tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Cùng PregEU tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây. Và liệu khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể ăn những loại hoa quả nào?
Mục lục:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: tiểu đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.
Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng cụ thể nên rất khó để phát hiện nếu không dùng những xét nghiệm chuyên sâu. Đồng thời, tình trạng này cũng sẽ biến mất hoàn toàn ở người mẹ sau khi sinh em bé khoảng tuần.
Có một số phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao sẽ mắc chứng tiểu đường tạm thời trong thai kỳ như:
- Phụ nữ thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Phụ nữ lớn tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Chứng tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho mẹ bầu và những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Ảnh hưởng đối với mẹ bầu
- Sinh non, sảy thai, lưu thai. Đây là một ảnh hưởng nặng nề mà tiểu đường thai kỳ gây ra. Nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp. Tương tự, sảy thai và thai lưu tự nhiên cũng dễ xảy ra ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bỏi không kiểm soát glucose huyết thường xuyên và chặt chẽ.
- Cao huyết áp. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh. 12% là con số tỷ lệ các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật cao hơn so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ.
- Nhiễm khuẩn niệu. Nguy cơ nhiễm khuẩn niệu tăng cao nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt. Nhiễm khuẩn niệu làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và lúc này mẹ bầu cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị mẹ bầu sẽ có nguy cơ phải đối mặt với viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Tuy rằng sẽ biến mất sau khi mẹ bầu sinh em bé khoảng tuần, nhưng tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiểu đường ở những lần mang bầu sau. Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao diễn tiến thành đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Nguy cơ đối với thai nhi
- Thai to, thai tăng trưởng quá mức. Đây là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ cơ thể mẹ vào thai nhi. Lượng glucose này kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.
- Bệnh lý hô hấp. Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh từng gây ra 30% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh có tiểu đường trong thai kỳ của mẹ. Hiện tay, với sự phát triển của y học hiện đại, con số này giảm xuống còn khoảng 10%.
- Hạ glucose và các bệnh lý chuyển hóa có tỷ lệ khoảng 15% – 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có tiểu đường. Nguyên nhân là do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.
- Vàng da sơ sinh. Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh. Hiện tượng này xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
- Các ảnh hưởng lâu dài. Trẻ sinh ra sau một thai kỳ có tiểu đường thường dễ béo phì trong tương lai. Khi lớn hơn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần – vận động.
Những hoa quả mẹ nên ăn khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Bởi những hậu quả nghiêm trọng mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra cho cả mẹ và thai nhi, PregEU khuyến cáo mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần phải kiểm soát glucose huyết nghiêm ngặt.
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên, khoáng chất, chất xơ và nước tự nhiên không thể thiếu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần lựa chọn kỹ các loại hoa quả mà mình ăn hàng ngày để tránh nguy cơ glucose huyết tăng quá cao. Mẹ cần chọn những hoa quả có lượng đường thấp và tránh những hoa quả có chứa hàm lượng đường cao. Những loại hoa quả mẹ có thể chọn như:
Táo: Táo chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể.
Roi: Roi hay mận là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Lượng nước trong roi cũng rất dồi dào nên sẽ giúp mẹ bầu giải khát những ngày hè nóng bức.
Cam: Nổi tiếng với hàm lượng vitamin C cao, cam được coi là sản phẩm an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, hãy tránh dùng cam vinh hoặc cam đường canh mẹ nhé.
Lê: Loại quả này giàu chất xơ và ít đường, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Ổi: Ổi là loại quả phổ thông nhưng cung cấp nguồn vitamin C dồi dào hơn cả cam. Hàm lượng đường trong ổi thấp cũng là một điểm cộng để mẹ lựa chọn.
Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao mẹ nên hạn chế, hoặc ăn với lượng nhất định là vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn…
PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY |