Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần

Kích thước, cân nặng thai nhi là chỉ số quan trọng giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé con, giúp đánh giá được bé có đang phát triển bình thường, sinh ra khỏe mạnh hay không. Theo dõi kích thước thai nhi ngay từ trong bụng mẹ giúp mẹ điều chỉnh lối sốn và sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo con tăng cân hợp lý, không bị thừa cũng như thiếu hụt quá mức.

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn

Từ tuần số 1 đến tuần thứ 4: Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành

Tuần thứ 5 + 6: Hệ thần kinh được hoàn thành

Tuần thứ 7: Phôi thai hoàn thiện

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 45
Tuần 12 5.4 58
Tuần 13 6.7 73
Tuần 14 14.7 93
Tuần 15 16.7 117
Tuần 16 18.6 146
Tuần 17 20.4 181
Tuần 18 22.2 222
Tuần 19 24.0 272
Tuần 20 25.7 330
Tuần 21 27.4 400
Tuần 22 29 476
Tuần 23 30.6 565
Tuần 24 32.2 665
Tuần 25 33.7 756
Tuần 26 35.1 900
Tuần 27 36.6 1000
Tuần 28 37.6 1100
Tuần 29 39.3 1239
Tuần 30 40.5 1.396
Tuần 31 41.8 1.568
Tuần 32 43.0 1.755
Tuần 33 44.1 2000
Tuần 34 45.3 2200
Tuần 35 46.3 2.378
Tuần 36 47.3 2.600
Tuần 37 48.3 2.800
Tuần 38 49.3 3.000
Tuần 39 50.1 3.186
Tuần 40 51.0 3.338
Tuần 41 51.5 3.600
Tuần 42 51.7 3.700

2. Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kì, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:

2.1. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.

2.2. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.

2.3. Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu.

2.4. Số lượng thai

Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Chủ đề có thể bạn quan tâm

Cách bổ sung canxi không gây táo bón cho mẹ bầu

3. Mẹ bầu nên làm gì khi cân nặng của trẻ không đảm bảo các tiêu chuẩn kể trên

Có không ít trường hợp bé có cân nặng không đảm bảo với tiêu chuẩn phát triển trong các tuần tuổi, lúc này, mẹ bầu cần lưu ý tới các vấn đề như sau:

  • Trường hợp thai nhi thiếu cân nặng, mẹ bầu cần nhanh chóng thay đổi chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình thông qua sự tư vấn của bác sĩ thăm khám. 

  • Nếu trẻ thừa cân hoặc mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ nên thường xuyên tập thể dục nhẹ trong khoảng 30 phút/ngày từ tuần thai thứ 29 để thay đổi cân nặng và giúp mẹ dễ sinh hơn.

  • Việc mẹ bầu có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và một tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ cũng sẽ giúp thai nhi có sự phát triển ổn định nhất có thể.

  • Mẹ bầu nên thường xuyên ăn rau xanh mỗi ngày để tránh táo bón và cung cấp đủ các loại vitamin cùng khoáng chất cần thiết.

  • Thăm khám và siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé theo lịch hẹn của bác sĩ, giúp mẹ nhanh chóng có được hướng giải quyết kịp thời, tạo điều kiện ổn định và tốt nhất dành cho bé.

ĐỂ CON KHỎE MẠNH, CÂN NẶNG ĐẠT CHUẨN

4. Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và thông minh?

Nếu tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO phía trên đây và thấy em bé trong bụng có cân nặng chưa đạt chuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo một số lưu ý dinh dưỡng sau đây để giúp bé cưng tăng cân nhanh hơn. Theo trang Baby center, để “chất dinh dưỡng vào con, ít vào mẹ”, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung thêm đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhất là các loại đạm động vật như thịt, trứng, hải sản…
  • Thêm các loại đậu vào khẩu phần bữa phụ.
  • Chia nhỏ bữa ăn, đồng thời tăng khẩu phần ăn trong mỗi bữa.
  • Uống đủ nước lọc.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền…, thực phẩm giàu canxi: sữa, hạt vừng, tôm, cua, cá…li
  • Ăn đủ lượng rau xanh cần thiết mỗi ngày để tránh táo bón cũng như tăng cường vitamin và khoáng chất.

Không chỉ lưu ý ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh, mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập luyện để giữ tinh thần luôn thoải mái, đồng thời tăng cường thêm sức khoẻ nữa nhé!

Tham khảo:

  • https://parenting.firstcry.com/articles/foetal-growth-chart-week-by-week-length-weight/
  • https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/growth-chart-fetal-length-and-weight-week-by-week_1290794
  • https://www.vinmec.com/en/news/health-news/obstetrics-gynecology-and-assisted-reproductive-technologies-art/table-of-fetal-weight-and-length-according-to-who-standards/
  • https://ykhoa.org/san-khoa-co-ban-so-36-bieu-do-tang-truong-cua-thai-nhi-trong-tu-cung/
banner-1
Bộ đôi cung cấp đầy đủ DHA và đa vi chất cho mẹ bầu Việt

Ý Kiến Của Bạn

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần