Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Bầu bị đau háng và mu là do đâu? Lời giải đáp từ chuyên gia
Bầu bị đau háng và mu là do đâu? Lời giải đáp từ chuyên gia

Trong quá trình mang thai nhiều mẹ bầu hiện nay thường hay gặp phải tình trạng bị đau háng và mu. Vậy bầu bị đau háng và mu là do đâu? Nên làm gì để cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Nguyên nhân khiến bầu bị đau háng và mu

Đau háng và mu ở mẹ bầu trong quá trình mang thai có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

Thai nhi ngày càng phát triển

Xương mu là bộ phận trong cơ thể có chức năng kết nối với hai bên xương chậu. Trong cơ thể, xương mu có vai trò nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể trong đó có phần bụng chứa thai nhi.

Khi thai nhi phát triển xương chậu căng giãn khiến cho dây chằng bị giãn và căng quá mức, dẫn đến gây ra những cơn đau nhói xương mu cho mẹ bầu khi di chuyển.

Vì vậy, đau háng và mu là triệu chứng mà mẹ bầu hay gặp phải nhất ở những giai đoạn cuối của thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng và bất tiện cho cuộc sống của mẹ bầu.

Thai nhi ngày càng phát triển khiến bà bầu hay bị đau háng và mu

Do mang đa thai hoặc mang thai nhiều lần

Khi phụ nữ mang đa thai hoặc phụ nữ khi mang thai nhiều lần sẽ khiến xương chậu giãn và căng nhiều hơn, đồng thời cơ bụng sẽ mềm hơn, làm tăng áp lực lên vùng xương mu dần đến gây đau háng và mu cho mẹ bầu nhất là khi di chuyển nhiều.

Chính vì vậy, bị đau háng và mu là triệu chứng phổ biến rất hay gặp phải ở phụ nữ mang đa thai hoặc phụ nữ mang thai nhiều lần.

Thai nhi có cân nặng lớn

Những mẹ bầu khi mang thai có trọng lượng cân nặng của thai nhi từ 4000 gram trở lên thì thường tạo 1 áp lực lớn lên vùng xương chậu, xương mu khiến mẹ bầu thường hay gặp phải những cơn đau ở háng và mu.

Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò giúp tử cung ở đúng vị trí, do đó đây là hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung.

Để tạo không gian cho thai nhi phát triển, tử cung sẽ giãn ra trong quá trình mang thai dẫn đến khiến dây chằng tròn cũng bị kéo căng dẫn đến gây ra những cơn đau nhói, đau âm ỉ.

Những cơn đau này có thể lan xuống háng, xung quanh hông hoặc thậm chí đau đến xuống phần chân. Cơn đau có thể cực kỳ dữ dội khi mẹ bầu cử động đột ngột.

Chính vì vậy, đau dây chằng tròn cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau háng và mu.

Do sự thay đổi hormone 

Khi mang thai, có thể mẹ bầu ngoài tăng tiết sản xuất hormone estrogen và progesterone để duy trì sự phát triển của thai nhi còn tăng giải phóng ra hormone Relaxin có vai trò giúp nới lỏng dây chằng và các cơ ở các cơ quan như hông, xương chậu, sàn chậu,…

Việc nới lỏng các khớp này nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, tuy nhiên khi các khớp bị giãn ra quá mức có thể khiến mẹ bầu bị đau háng và mu.

Thay đổi hormone trong cơ thể làm mẹ bầu bị đau háng và mu

Vị trí của thai nhi

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, thai nhi thường có xu hướng dịch chuyển về phía âm đạo để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ sắp đến, tạo áp lực lên vùng xương mu.

Đặc biệt, với những thai nhi có trọng lượng lớn, áp lực lên vùng xương chậu sẽ càng lớn, dẫn đến khiến mẹ bầu hay bị đau khớp háng và mu, gây khó khăn trong việc di chuyển của người mẹ.

Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để cải thiện

Mang bầu bị đau háng và mu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Khi bị đau háng và mu, mẹ bầu đa phần sẽ cảm thấy bị đau nhức phần phía trước của xương chậu, đồng thời nhiều mẹ còn cảm thấy bị đau nhức mỗi lần khi nhấc chân lên, vận động, leo cầu thang và ngay cả khi bước đi,…

Không những vậy, mẹ bầu còn có cảm giác nóng ran và đau nhức ở vùng xương lưng, hông và đáy xương chậu.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu nằm hoặc ngồi tại một vị trí quá lâu, khi đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế cũng có thể bị đau. Không những vậy, vào tối muộn một số thai phụ còn có thể gặp phải hiện tượng đau nhức, bước chân lên xuống giường, khi trở mình.

Hiện nay, theo các chuyên gia hầu hết tình trạng đau háng và mu ở mẹ bầu đều không gây bất kỳ nguy hiểm cũng như ảnh hưởng nào tới mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không có biện pháp chăm sóc kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của thai phụ.

Nên làm gì khi mang bầu bị đau háng và mu?

Tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng của bệnh, hiện nay để điều trị đau háng và mu, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp sau:

Trường hợp đau háng và mu nặng

Khi mẹ bầu bị đau háng và mu kéo dài, gây ra nhiều phiền toái cũng như gặp khó khăn trong việc đi lại, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc giảm đau để giúp giảm những triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nạng hoặc đai hỗ trợ vùng xương chậu, đồng thời có thể kết hợp sử dụng phương pháp trị liệu, thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào mức độ để giúp giảm đau và sưng.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau háng và mu?

Bị đau háng và mu mức độ nhẹ

Với những trường hợp mẹ bầu bị đau háng và mu ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giúp hạn chế tình trạng này.

  • Massage, thay đổi tư thế hạn chế nằm, ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.
  • Vận động nhẹ nhàng, tập những bài tập thể dục giảm đau xương mu cho mẹ bầu, phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ.
  • Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, đồng thời dùng một chiếc gối để kê xuống dưới hông khi nằm.
  • Sử dụng những đôi giày bệt, đế thấp đem lại sự thoải mái khi đi lại.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để giúp giảm cơn đau xương mu.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp mẹ bầu và thai nhi có hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa thiếu calci cho thai nhi.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả giải đáp được nguyên nhân khiến bầu bị đau háng và mu từ đó lựa chọn được biết cách chăm sóc phù hợp, an toàn và hiệu quả. 

Tài liệu tham khảo

Debra Rose Wilson, Ph.D., MSN, R.N., IBCLC, AHN-BC, CHT  (2023), What Is Symphysis Pubis Dysfunction?, healthline.com. Truy cập vào ngày 07/11/2023.

Ý Kiến Của Bạn

Bầu bị đau háng và mu là do đâu? Lời giải đáp từ chuyên gia