Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai
Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai

Mang thai là một quá trình đầy gian nan và vất vả của người mẹ, do đó đây là thời điểm mà người mẹ rất dễ nhạy cảm. Để hành trình mang thai của người mẹ được dễ dàng và đỡ vất vả hơn thì hãy cùng PregEU tìm hiểu những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai qua bài viết sau.

Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai

Trong quá trình mang thai để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thì bố không nên làm một số điều dưới đây với mẹ nhé.

Thường xuyên cãi nhau với mẹ bầu

Thường xuyên cãi nhau với phụ nữ khi mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tăng tiết sản xuất hormone cortisol (hormone chống trầm cảm) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai.

Đặc biệt, một số nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng người mẹ thường xuyên bị căng thẳng trong quá trình mang thai có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị trầm cảm, chậm nói hay trí não chậm phát triển.

Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai

Thực hiện quan hệ tình dục quá nhiều hoặc quá mạnh

Sau khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ được bảo vệ ở trong tử cung để phát triển. Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ các mô phôi thai chưa được hình thành vững chắc trên thành tử cung.

Nếu bố thực hiện các cuộc yêu quá nhiều hoặc quá mạnh nhất là trong thời điểm 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến tử cung, làm tử cung co lại, dẫn đến vỡ màng thai.

Còn nếu bố thực hiện cuộc “yêu” quá nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ cuối thai kỳ, có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm, thậm chí nếu bị viêm nhiễm nặng có thể nguy cơ gây sảy thai, hay sinh non.

Xoa núm ty nhiều

Vú và núm ti là cơ quan chứa nhiều đầu dây thần kinh, kích thích gây hưng phấn tình dục. Do đó, thường xuyên có thói quen xoa núm ty quá nhiều có thể gây tổn thương ngực, đồng thời gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thường xuyên xoa núm ty nhiều khi mang thai có thể gây co bóp tử cung và có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ bị dọa sảy thai, sinh non đặc biệt thường xuyên xoa núm ty nhiều ở trong những tháng đầu và cuối thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Hút thuốc lá trong quá trình mang thai của người mẹ

Nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng những ông bố đã từng hút thuốc trong thời gian dài dù đã cai thuốc hoặc vẫn thường xuyên có thói quen hút thuốc lá trong quá trình mang thai có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ngay từ trong bụng mẹ.

Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại như amoniac, carbon oxit, methylamine,… Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai dù hút thuốc lá thụ động (ngửi phải khói thuốc lá) cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến thai nhi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, thậm chí trong một số trường hợp có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu,…

Để thai phụ mang vác đồ nặng

Trong quá trình mang thai mẹ bầu thường xuyên có thói quen bê vác đồ nặng quá sức hoặc làm việc quá sức có thể khiến lưu lượng máu đến thai nhi giảm đi. Nếu tình trạng này thường xuyên kéo dài có thể gây hạn chế sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, bế vác đồ nặng thường xuyên trong quá trình mang thai còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở mẹ bầu.

Không nên để mẹ bầu mang vác nặng khi mang thai

Một số điều bố nên làm khi mẹ mang thai

Theo các chuyên gia người bố hoàn toàn có thể bắt đầu gắn kết với con từ trong quá trình mang thai, mà không cần phải chờ đến khi con chào đời mới bắt đầu xây dựng mối quan hệ với bé.

Dành thời gian chăm sóc người mẹ

Chăm sóc người mẹ đang mang thai chính là bạn đang chăm sóc em bé. Khi người mẹ cảm thấy thoải mái vui vẻ thì em bé cũng cảm thấy vui vẻ.

Bố có thể hỏi thăm sức khỏe người mẹ và làm giúp mẹ làm một số công việc nhà hàng ngày để giảm bớt gánh nặng cho người mẹ điều đó giúp bố sẽ trở thành người tham gia tích cực trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho em bé chào đời.

Đặc biệt đối với những ông bố đã có con trong gia đình, bạn có thể giúp đỡ người mẹ bằng cách đảm nhận nhiệm vụ nuôi dạy con để người mẹ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Cùng mẹ đi khám sức khỏe định kỳ

Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu mối quan hệ cha-con trước khi sinh là cùng người mẹ đi khám thai, để nghe thấy nhịp tim của con quan sát thai nhi di chuyển trên màn hình siêu âm đồng thời biết được quá trình phát triển trực tiếp từ bác sĩ siêu âm.

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ cùng người mẹ

Dành thời gian tìm hiểu về việc mang thai

Tìm hiểu về việc mang thai cũng như quá trình mang thai sẽ giúp người bố biết được những vấn đề mẹ bầu thường hay gặp phải trong thai kỳ, thai nhi đang phát triển như thế nào và biết được những cột mốc quan trọng nào phía trước để giúp bạn gắn kết hơn con mình trong quá trình mang thai.

Chuẩn bị đón bé chào đời

Khi ngày sinh của bé gần đến, người bố sẽ đóng một vai trò rất lớn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như những đồ dùng cần thiết giúp bạn sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm làm cha. Ngoài ra, người bố có thể tham gia lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh.

Trên đây là những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai, hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả biết cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả betterhealth, Pregnancy support – fathers, partners and carers (2023), betterhealth.vic.gov.au. Truy cập ngày 28/11/2023
  2. Tác giả Carolyn Kay, M.D, What to avoid during pregnancy (2023), medicalnewstoday.com. Truy cập ngày 28/11/2023

Ý Kiến Của Bạn

Những điều bố không nên làm khi mẹ mang thai