Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Phụ nữ mới có thai chup x-quang có sao không? Lời giải đáp từ chuyên gia
Phụ nữ mới có thai chup x-quang có sao không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Hiện nay nhiều người cho rằng chụp X-quang khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy phụ nữ mới có thai chụp x-quang có sao không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Những điều cần biết về chụp x-quang

Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm giữa tia cực tím và tia gamma có thể gây ra hiện tượng ion hóa. Đây là một loại tia có thể đi xuyên qua các mô mềm, tế bào hay chất lỏng và thường bị cản lại bởi các mô đặc như xương.

Chụp X-quang là phương pháp sử dụng chùm tia X có bức xạ cao chiếu xuyên qua các mô mềm, các thành dịch, cũng như bộ phận trong cơ thể từ đó tạo ra hình ảnh giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Do đó, sau khi chụp x-quang các bộ phận như khớp, sụn, xương sẽ hiển thị màu trắng còn các phần mềm như mạch máu, phổi, tim sẽ hiện màu đen trên phim. Tia X xuyên qua các mô càng nhiều thì màu hình ảnh càng đậm.

Chụp X-quang thường được áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, các cơ trong cơ thể và phổi. Vì vậy, chụp X-quang được biết đến là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ trong việc điều trị bệnh phổ biến hay được sử dụng hiện nay

Tùy thuộc vào thiết bị sử dụng mà liều lượng và mức độ bức xạ khác nhau, cũng như có sự thay đổi tùy thuộc vào kích thước của mỗi người.

Chụp X-quang là gì?

Bà bầu có chụp x quang được không?

Có thể thấy phương pháp chụp x-quang mang đến nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng tia X gây nên hiện tượng ion hóa dẫn đến nếu dùng lâu dài có thể tạo ra những tác động không tốt đến sức khỏe nhất là với phụ nữ khi mang thai nên khiến nhiều thai phụ vô cùng lo lắng không biết có nên sử dụng biện pháp này để hỗ trợ chẩn đoán bệnh hay không.

Vậy bà bầu có chụp x-quang được không thì theo các chuyên gia chụp x-quang thường không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ khi mang thai.

Mặc dù, bức xạ tia X được giới hạn ở mức cho phép thế nhưng tia X khi xuyên qua các mô vẫn có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên chụp x-quang trong quá trình mang thai.

 

Mẹ bầu không nên chụp x-quang khi mang thai

Mới có thai chụp x-quang có sao không?

Bức xạ tia X được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh thường khá là thấp nên nếu trong trường khi mới mang thai nếu mẹ bầu được chỉ định chụp x-quang thì mẹ cũng đừng quá lo lắng .

Vì nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng trong quá trình mang thai mẹ bầu vẫn có thể chụp x-quang tại một số vị trí như chân tay, răng, đầu ngực,…bởi đây là những vị trí này thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trong thực tế, khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc sử dụng một lượng nhỏ tia X trong chụp X quang liệu có thực sự gây hại cho thai nhi hay không.

Nếu mẹ bầu chỉ chụp x-quang 1 lần tại những vị trí kể trên thì rất hiếm khi gặp phải các biến chứng gì. Tuy nhiên nếu mẹ bầu chụp x-quang tại những vị trí như ở vùng bụng, xương chậu, thận, lưng dưới,… thì rất có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Chính vì vậy, mới mang bầu mẹ nên hạn chế việc chụp X-quang ở vùng bụng và những vị trí xung quanh bụng như xương chậu, thận, lưng dưới,…để tránh bức xạ của tia X gây hại đến thai nhi.

Mới có thai chụp X-quang có sao không?

Chụp X-quang khi mới mang thai gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi?

Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng chụp x-quang ở những tuần đầu trong thời kỳ mang thai tại các vị trí như bụng và những bộ phận xung quanh bụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. 

Mức độ gây hại đến thai nhi sẽ phụ thuộc độ phơi nhiễm phóng xạ tia X và tuổi của thai nhi. Cụ thể, nếu chụp x-quang trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ có thể làm hư hỏng hoặc chết tế bào của phôi thai, dẫn đến làm tăng nguy cơ bị sảy thai của mẹ bầu do phơi nhiễm với bức xạ tia X.

Nếu phơi nhiễm bức xạ tia X từ tuần thứ hai đến tuần thứ 8 của thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của thai nhi đồng thời làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Đối với những thai nhi tiếp xúc với tia X trong giai đoạn từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 16 có nguy bị thiểu năng về trí tuệ cũng như ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Khi thai nhi trên 26 tuần tuổi là thời điểm mà hầu hết các cơ quan đã phát triển khá hoàn chỉnh nên thường sẽ có khả năng chịu sự tác động của x-quang tốt hơn.

Chụp x-quang có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Cách giảm thiểu rủi ro khi chụp X-quang

Bạn đang có thai, việc đầu tiên bạn nên làm là chia sẻ ngay cho bác sĩ điều trị bệnh giúp bác sĩ đưa ra biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ chẩn đoán bệnh phù hợp

Nếu vấn đề sức khỏe không khẩn cấp, bác sĩ có thể hoãn chụp X-quang cho đến khi bạn sinh con xong. Trong trường hợp bắt buộc khi phải chụp x-quang tại một số vị trí như chân tay, đầu, cổ,… bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị bảo hộ đặc biệt như sử dụng áo chì để che vùng bụng giúp ngăn cản và không cho phép tia X tác động đến thai nhi.

Đối với vấn đề sức khỏe của mẹ bầu không quá khẩn cấp, bác sĩ có thể quyết định sử dụng hình ảnh khác để chẩn đoán bệnh như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) không sử dụng bức xạ ion hóa. Đây là những phương pháp được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, nhãn hàng PregEU hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu được chụp x-quang là gì từ đó giải đáp được thắc mắc phụ nữ mới có thai chụp x-quang có sao không.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Dany P. Baby, MD (2022), X-Rays During Pregnancy: What to Know, webmd.com. Truy cập vào ngày 01/12/2023.
  2. Tác giả mayoclinic (2022), Is it safe to have an X-ray during pregnancy?, mayoclinic.org. Truy cập vào ngày 01/12/2023.

Ý Kiến Của Bạn

Phụ nữ mới có thai chup x-quang có sao không? Lời giải đáp từ chuyên gia