Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Những biểu hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu chớ chủ quan
Những biểu hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu chớ chủ quan

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi nếu không được kiểm soát bằng các biện pháp phù hợp. Thông thường, để xác định tiểu đường thai kỳ, bác sĩ cần yêu cầu mẹ làm các xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên, để phát hiện tiểu đường thai kỳ sớm nhất, mẹ bầu nên quan sát bản thân thật kỹ để nhận thấy những biểu hiện bất thường.

Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu đường thai kỳ?

Ở cơ thể người bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin của tụy tạng. Lượng insulin cơ thể cần tăng lên khiến tụy tạng cần làm việc nhiều hơn để sản xuất nhiều insulin hơn.

Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì lượng  đường trong máu sẽ tăng cao và dẫn đến tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, hiện nay, thiếu insulin được coi là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Thiếu inlusin được cho là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Thiếu inlusin được cho là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ – Nên dùng hoa quả nào cho an toàn

Những đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao

Bất cứ phụ nữ nào cũng có khả năng mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, có 2 – 10% mẹ bầu mắc phải tiểu đường trong thai kỳ hơn 9 tháng của mình. Tuy nhiên, ở một số đối tượng sau, nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn:

  • Phụ nữ bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai.
  • Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường ở lần mang thai trước.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi, tuổi càng cao, nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho các mẹ bầu càng lớn
  • Mẹ bầu từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
  • Mẹ bầu từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
  • Mẹ bầu đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Phụ nữ thừa cân, béo phì trước khi mang thai dễ mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ thừa cân, béo phì trước khi mang thai dễ mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ

Nếu mẹ nằm trong danh sách những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đường thai kỳ, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất!

Những biểu hiện nhận biết sớm khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không có các triệu chứng rõ ràng để mẹ có thể dễ nhận biết. Thế nên, mẹ bầu cần quan sát kỹ bản thân và đối chiếu với các biểu hiện của người mắc chứng đái tháo đường thông thường. 

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Các vết trầy xước, vết thương trên da khó khô miệng, khó lành hơn.
  • Có thể sụt cân không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến hoặc ruồi bâu đến.
  • Xuất hiện hiện tượng ngáy nhiều và ngáy to khi ngủ.

Những dấu hiệu này hầu hết đều không rõ ràng, dễ nhầm lẫn là ốm nghén hoặc mệt mỏi khi mang thai. Vì vậy, để biết mẹ bầu có đang mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nghiệm pháp dung nạp glucose. 

 Tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng
Tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng

Phòng chống tiểu đường thai kỳ cho mẹ

Không có một cách cụ thể, chính xác nào để loại bỏ nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoàn toàn. Để hạn chế tối đa tiêu đường trong thai kỳ của mình, mẹ bầu cần chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân. Cụ thể, mẹ có thể làm những việc dưới đây.

Hãy khám tiền sản để được tầm soát các nguy cơ bệnh tật. Việc khám tổng quát cơ thể trước khi mang thai mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Một trong số đó là việc bạn sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc phải các chứng bệnh trong thai kỳ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể, hữu ích cho trường hợp của bạn.

Tập thể dục, vận động phù hợp trước và trong khi có thai. Đừng quên tập thể dục thường xuyên và giữ thói quen ấy ngay cả khi bạn đã mang bầu. Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các hoạt động vận động thể chất nhẹ nhàng được khuyến khích suốt cả thai kỳ
Các hoạt động vận động thể chất nhẹ nhàng được khuyến khích suốt cả thai kỳ

Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với đủ năng lượng cần thiết, giàu vitamin, khoáng chất và ít các chất béo không lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh lý, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Bạn cũng nên hạn chế ăn và uống các loại đồ ăn thức uống có vị ngọt. Hầu hết chúng đều chứa đường tinh luyện, việc này sẽ đẩy bạn đến gần nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ hơn nữa.

Hi vọng các thông tin PregEU cung cấp trong bài viết này có thể giúp mẹ hiểu hơn về chứng tiểu đường thai kỳ cũng như cách phòng tránh chúng. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh

PregEU – Bí quyết giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, khỏe cho bé 

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán PregEu chính hãng gần nhà nhất

Đặt giao PregEu về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Ý Kiến Của Bạn

Những biểu hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu chớ chủ quan