Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, do cơ thể thay đổi trong thời kỳ mang thai nên nhiều mẹ bầu gặp tình trạng nghén ngủ. Vậy tại sao bà bầu lại nghén ngủ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Tại sao bà bầu lại nghén ngủ?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể con người, đặc biệt là bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ bầu trong thời kỳ mang thai hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do cơ thể bà bầu tiết ra nhiều hormone progesterone. Ngoài ra, khi mang thai, mẹ phải chịu nhiều sức ép hơn lên các cơ quan như tim, thận và các hoạt động trao đổi chất của cơ thể cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, bà bầu thường rất dễ bị buồn ngủ, mệt mỏi.
Thông thường, mẹ bầu ngủ nhiều 3 tháng đầu còn gọi là hiện tượng nghén ngủ, tuy nhiên mức độ và thời gian của tình trạng nghén ngủ sẽ khác nhau ở mỗi người. Đây là giai đoạn mà các hormone nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi nhanh chóng.
Tình trạng ngủ nhiều sẽ ít xuất hiện hơn ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng dễ dàng nhận thấy là mẹ ngủ nhiều, ngáp nhiều và thường xuyên lờ đờ buồn ngủ. Giấc ngủ mỗi ngày của mẹ có thể kéo dài từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.
Theo 1 nghiên cứu cho rằng, các bà bầu ngủ ít hơn 6h một ngày sẽ tăng nguy cơ sinh mổ lên 4,5 lần các bà bầu ngủ đủ 7 tiếng. Ngoài ra, thời gian chuyển dạ của mẹ bầu ngủ không đủ giấc sẽ diễn ra lâu hơn và không thuận lợi.
Chính vì vậy, việc ngủ đủ giấc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là bà bầu có 1 vai trò quan trọng để có 1 sức khỏe tốt.
Bà bầu ngủ nhiều có sao không?
Nhìn về mặt tích cực thì nghén ngủ sẽ giúp mẹ ngủ tốt, ăn tốt và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ không nên ngủ quá nhiều bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con như:
– Ngủ nhiều khiến mẹ bầu thường xuyên nằm một chỗ, vận động ít dẫn tới cứng cơ và mỏi người. Vì thế mà cơ thể mẹ không còn linh hoạt và tinh thần kém minh mẫn.
– Việc mẹ nằm nhiều trong thời gian dài cũng gây tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch.
Do đó, mẹ bầu không nên ngủ một cách tự do dù là trong giai đoạn nghén ngủ mà cần phải biết cách xử trí phù hợp.
Nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Các mẹ thường truyền miệng với nhau về triệu chứng ngủ nhiều có liên quan đến giới tính của em bé. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh về chứng ngủ nhiều có liên quan đến giới tính của con.
Do đó, các mẹ bầu không nên dựa vào tình trạng ngủ nhiều hay ít để phỏng đoán giới tính của con mà có thể xác định thông qua siêu âm hay các xét nghiệm khác để an tâm đón con yêu chào đời.
Khắc phục tình trạng ngủ nhiều như thế nào?
Sắp xếp thời gian biểu khoa học và cân đối giữa việc làm, nghỉ ngơi để không bị ảnh hưởng đến nhau.
Tranh thủ ngủ trưa khoảng 30 phút và ngủ sớm vào buổi tối. Hạn chế việc uống nước trước khi ngủ để tránh việc đi vệ sinh nhiều, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Mẹ có thể uống thêm các loại trà như: trà gừng, trà bạc hà, nước chanh muối… hoặc thực hiện một vài động tác đơn giản để giúp mẹ tỉnh táo hơn khi thấy buồn ngủ dù đã ngủ rất nhiều.
Tập luyện thể thao cũng giúp thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe và giảm chứng buồn ngủ. Mẹ bầu nên đi bộ nhiều, tập yoga để cải thiện chứng buồn ngủ và khỏe khoắn hơn.
Xem thêm: Giải đáp: bà bầu bị đau đầu làm sao để hết?
Bà bầu ngủ như thế nào thì tốt cho sức khỏe nhất?
Để đảm bảo sức khỏe thì bà bầu nên dành thời gian ngủ từ 7-9 tiếng vào buổi đêm. Ngoài ra, mẹ cũng cần ngủ giấc ngắn vào buổi trưa. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu, để hạn chế tình trạng ngủ nhiều và phòng ngừa nguy cơ bị thuyên tắc mạch phổi hay cứng khớp, mẹ cần lưu ý những vấn đề như:
- Tạo thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế làm những công việc nặng nhọc.
- Hạn chế uống nước trước đi ngủ để tránh việc phải đi tiểu đêm.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh, thức ăn giàu vitamin, khoáng chất.
- Vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn tâm trạng và xương khớp dẻo dai.
- Có tư thế nằm ngủ phù hợp.
Tóm lại, việc mẹ bầu hay buồn ngủ là do thay đổi hormone, nhất là progesterone. Tuy nhiên nếu ngủ quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như cứng khớp, tăng nguy cơ thuyên tắc phổi,… Do vậy, trong quá trình mang thai mẹ cần có 1 chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc để em bé được phát triển khỏe mạnh.
Khoảng thời gian 9 tháng 10 “vàng” mang đến nhiều khó khăn nhưng cũng nhiều niềm hạnh phúc. Chính vì vậy, mẹ cần được chăm sóc về sức khỏe lẫn tinh thần.
Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về chứng nghén ngủ khi mang thai. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi mang thai.
Xem thêm: Giải đáp: Bà bầu bị sốt có đáng lo ngại không?
Tài liệu tham khảo
Sleep during pregnancy, Pregnancy birth baby, truy cập ngày 09/10/2023