Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai – vì sao nên làm?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai – vì sao nên làm?

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé yêu. Trong bài biết hôm nay hãy cùng tìm hiểu những xét nghiệm nước tiểu khi mang bầu và tầm quan trọng của những xét nghiệm này.

Vì sao nên làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là 1 phương thức giúp kiểm tra các thành phần có trong nước tiểu và giúp tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng bệnh hay các vấn đề mà thai phụ nữ có thể gặp phải.

Những công dụng của việc xét nghiệm nước tiểu là:

– Để chẩn đoán ban đầu mẹ có thai hay không?

– Giúp phát hiện sớm bệnh lý về thận, tiết niệu, bàng quang để điều trị kịp thời vì bệnh lý về thận và tiết niệu gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây bệnh lý tiền sản giật.

– Nếu xét nghiệm cho thấy có lẫn máu hay mủ thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh nội khoa kết hợp khác .

– Nếu có đường trong nước tiểu thì mẹ bầu có thể bị tiểu đường thai kỳ.

– Quá trình phân tích sinh hóa nước tiểu có thể hỗ trợ chẩn đoán sỏi thận.

– Nếu phân tích dưới kính hiển vi, trong nước tiểu xuất hiện tế bào từ niêm mạc bàng quang xuất hiện, có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán, điều trị ung thư bàng quang.

– Nhận biết các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, chlamydia, virus Herpes,…

– Trong quá trình kiểm tra bằng que thử nếu có phát hiện có enzym hoặc nitrite thì đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Do đó, mỗi lần đi khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu, đây là cách chuẩn xác để giúp phát hiện những yếu tố nguy cơ khi mang thai. Chính vì vậy việc xét nghiệm nước tiểu là việc không thể bỏ qua khi có thai.

Vì sao nên làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Vì sao nên làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?

Bà bầu nên xét nghiệm nước tiểu khi nào?

Xét nghiệm nước tiểu khi mang bầu là điều vô cùng cần thiết. Lần đầu tiên xét nghiệm nước tiểu,mục đích của việc này là đánh giá các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con như: bệnh về thận hay nhiễm trùng đường tiểu…

Bước vào tuần 12, xét nghiệm nước tiểu được xem là 1 trong những xét nghiệm quan trọng để giúp tầm soát được các nguy cơ có thể xảy ra như: tiểu đường, các bệnh lây qua đường tình dục…

Khi thai trên 20 tuần, mẹ sẽ được xét nghiệm lại mỗi tháng để giúp đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật (khi có đạm niệu, cao huyết áp). Nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể diễn biến thành chứng tiền sản giật nặng hay sản giật.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?

Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai tiết lộ nhiều bệnh lý đe dọa đến sức khỏe như:

Đái tháo đường

Khi mang thai, lượng đường huyết của mẹ thường cao hơn để đảm bảo thai nhi được nuôi dưỡng. Vì thế lượng đường trong nước tiểu của mẹ bầu cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu chỉ số đường huyết trong nước tiểu quá cao, mẹ bầu có thể đang mắc đái tháo đường, làm tăng nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng trong thai kỳ hay trong lúc chuyển dạ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con.

Tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát không tốt có thể khiến em bé đối mặt với nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Những bệnh lý ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu thường không có biểu hiện rõ ràng, nhiều mẹ bầu mắc bệnh nhưng không biết tình trạng này của bản thân.

Sự xuất hiện của bạch cầu có trong nước tiểu hay pH tăng cao, Nitrite là biểu hiện cho tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Lúc này mẹ bầu cần được chỉ định dùng kháng sinh để kiểm soát bệnh và không gây ảnh hưởng đến bào thai.

Bệnh nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn đến trẻ bị sinh non, nhẹ cân cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nguy cơ tiền sản giật

Bất cứ thai phụ nào cũng có thể bị tiền sản giật và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của thai nhi nếu không kiểm soát tốt. Xét nghiệm protein niệu là liệu pháp giúp đánh giá nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật ở thai phụ.

Những thai phụ có nguy cơ tiền sản giật cao sẽ được theo dõi thường xuyên hơn để xử lý sớm nếu có biến chứng xảy ra.

Các bệnh lý về thận

Xét nghiệm này trên thai phụ cũng có thể phát hiện được các bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận,…

Lưu ý khi làm xét nghiệm nước tiểu cho thai phụ

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không thì câu trả lời là có. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, mẹ bầu nên nhịn ăn, nhịn tiểu trước khi làm xét nghiệm.

Lưu ý khi làm xét nghiệm nước tiểu cho thai phụ
Lưu ý khi làm xét nghiệm nước tiểu cho thai phụ

Để quá trình xét nghiệm nước tiểu diễn ra thuận lợi mẹ bầu cần lưu ý:

– Vệ sinh bộ phận sinh dục với nước sạch và không nên sử dụng các loại dung dịch rửa có tính kiềm hay acid quá cao vì dễ làm thay đổi môi trường pH của âm đạo.

– Mẹ không nên ăn thực phẩm có màu đậm vì nước tiểu có thể đổi màu.

– Trước khi làm xét nghiệm mẹ không nên tập thể dục quá sức.

– Trước khi xét nghiệm không nên dùng bất kỳ thuốc nào kể cả vitamin vì những thành phần trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang bầu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích cho thai kỳ.

Xem thêm: Các xét nghiệm khi mang thai mà bà bầu cần biết

Tài liệu tham khảo

Routine urine tests during pregnancy, Babycenter, truy cập ngày 25/9/2023

Ý Kiến Của Bạn

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai – vì sao nên làm?