Đau bụng dưới mắc dù là hiện tượng thường gặp của phụ nữ trong quá trình mang thai tuy nhiên nếu chủ quan có thể gây ra những mối nguy hại khôn lường. Vậy bà bầu bị đau bụng dưới tháng 5 là do đâu? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Mục lục:
Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 là do đâu?
Bước vào tháng thứ 5 thai nhi có sự phát triển nhanh chóng khiến mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về ngoại hình và vóc dáng. Đồng thời, ở tháng thứ 5 của thai kỳ lúc này mẹ có thể cảm nhận được rõ sự phát triển của bé như bé thai máy nhiều hơn, biết mút tay,…
Sự thay đổi này khiến nhiều mẹ bầu ở tháng thứ 5 có nguy cơ gặp một số vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau lưng, táo bón,… đặc biệt là tình trạng đau bụng dưới thường xuyên xuất hiện làm các mẹ vô cùng lo lắng không biết nguyên nhân là do đâu.
Hiện nay, theo các chuyên gia nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 thường chủ yếu do một vài lý do sau:
Bệnh về đường tiêu hóa
Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc phải một số bệnh dưới đây có thể khiến phụ nữ khi mang bầu tháng thứ 5 bị đau bụng dưới.
Viêm tuyến tụy
Tuyến tụy là cơ quan nằm ở vùng bụng dưới phía sau dạ dày của mẹ do đó mắc phải bệnh lý viêm tuyến tụy là nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới.
Đầy hơi
Nồng độ hormone progesterone giúp duy trì sự phát triển của thai nhi tăng lên trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm lại làm mẹ bầu bị đầy hơi dẫn đến nguy cơ bị đau bụng dưới.
Táo bón
Táo bón khiến phân bị ứ đọng trong trực tràng. Khi tình trạng táo bón xảy ra trong thời gian dài có thể làm phân bị ứ đọng trong trực tràng dẫn đến gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Điều này làm tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị căng giãn quá mức gây nên những cơn đau bụng dưới cho phụ nữ khi mang thai.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường khiến cơ thể mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu như khó chịu, nóng rát, gây đau bụng dưới,… Chính vì vậy, khi mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng cũng có nguy cơ bị đau bụng dưới.
Bệnh sỏi
Nếu mẹ bầu mắc phải các bệnh sỏi như sỏi thận, sỏi mật,… trong quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ gặp phải bị đau bụng dưới.
Đau dây chằng
Trong quá trình mang thai khi thai nhi càng phát triển, các dây chằng của vùng xương chậu căng và giãn quá mức, dẫn đến gây ra những cơ đau nhói và khó chịu nhất là khi mẹ bầu di chuyển.
Tình trạng đau dây chằng tròn thường là dạng đau tạm thời hoặc không liên tục. Đây là bệnh lý thường gây ra những dạng co thắt đột ngột dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng hông với cơn đau hay xảy ra nhất ở bên phải.
Cơn co thắt Braxton-Hicks
Các cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động, thường có tác dụng giúp làm mềm cổ tử cung.
Nếu phụ nữ mang thai gặp phải cơn co thắt Braxton-Hicks này trong quá trình mang thai ở tháng thứ 5 cũng có thể khiến mẹ bầu hay gặp phải tình trạng đau bụng dưới hoặc bị chuột rút.
Xem thêm: Cơn gò chuyển dạ là gì? Hiểu đúng để phân biệt với chuyện dạ giả
Sự phát triển của thai nhi
Ở trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu có thể cảm thấy cơ thể bị đau nhiều hơn ở vùng bụng dưới và bàng quang bởi vì thai nhi có sự phát triển rõ rệt ở giai đoạn này, chèn ép lên dây chằng dẫn đến gây đau cho mẹ bầu.
Dọa sinh non
Dọa sinh non là tình trạng khi cơ thể người mẹ xuất hiện cơn chuyển dạ tuy nhiên tử cung của người mẹ vẫn đóng hoặc tử cung bắt đầu có dấu hiệu mở trong khoảng thời gian mang thai từ tuần thai thứ 22 đến tuần thai thứ 37.
Dọa sinh non không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non mà còn khiến mẹ bầu gặp phải những cơn gò tử cung, kèm theo cảm giác đau ở vùng bụng dưới,…
Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 có sao không?
Theo các chuyên gia bị đau bụng dưới tháng thứ 5 là tình trạng thường ít gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 xảy ra kéo dài đồng thời xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
-Tình trạng đau bụng dưới xảy ra ngày càng thường xuyên hơn mà không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp.
– Mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng lâm râm kèm theo tình trạng choáng váng, nôn mửa, bị ớn lạnh.
– Đau bụng dưới khi mang thai xảy ra thường xuyên khiến mẹ bầu hay bị choáng váng, mệt mỏi.
Khi bị đau bụng dưới tháng thứ 5 mẹ bầu nên làm gì?
Đau bụng dưới là hiện tượng sinh lý không quá nguy hiểm mà phụ nữ có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Do đó, khi mẹ bầu thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé.
Thư giãn cơ thể
Khi cơn đau bụng dưới xuất hiện việc đầu tiên là mẹ không nên quá lo lắng, cố gắng giữ bình tĩnh dành thời gian nghỉ ngơi giúp giảm triệu chứng khó chịu của các cơn co.
Thay đổi tư thế
Nếu tình trạng đau bụng dưới xảy ra bên trái thì để giúp cải thiện tình trạng này mẹ bầu có thể nằm nghiêng sang bên phải, gác chân cao lên để giúp giảm đau.
Massage cơ thể
Với những mẹ bầu ở thai kỳ tháng thứ 5 gặp tình trạng đau bụng dưới do gặp phải các vấn đề bệnh lý điển hay như mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa,…
Mỗi khi cơn đau tái phát, mẹ có thể thực hiện xoa bóp cơ thể giúp lưu thông máu nhờ đó hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng dưới.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ
Bổ sung sản phẩm vitamin được thiết kế chuyên biệt dành cho bà bầu như PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai giúp mẹ nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ gặp phải cơn đau bụng dưới thai kỳ.
Xem thêm: Cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu
Mang thai là một hành trình đầy gian nan và vất vả, chính vì vậy nếu bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 thì đừng quá lo lắng hay liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH (2020), What to Expect at 5 Months Pregnant, healthline.com. Truy cập vào ngày 19/10/2023.