Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu
Cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt và em bé trong bụng phát triển được tốt nhất. Trong từng giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu cũng sẽ khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng PregEU tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ của mẹ bầu.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng mang thai

Em bé trong bụng mẹ sẽ phụ thuộc dinh dưỡng 100% vào người mẹ. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này sẽ quyết định đến sự phát triển toàn diện của con. 

Việc có 1 chế độ dinh dưỡng đủ nhóm chất sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, phòng ngừa được một số tình trạng dễ gặp trong thai kỳ như đau lưng, chuột rút…, nhanh chóng phục hồi sau sinh cũng như có đủ sữa nuôi con.

Ngoài ra, nếu phụ nữ có được dinh dưỡng đủ chất từ trước, trong khi mang thai sẽ sinh ra các em bé khỏe mạnh, có sự phát triển tốt về trí tuệ cũng như thể chất. Vì vậy, dinh dưỡng đủ đầy, phù hợp cho phụ nữ mang thai là điều vô cùng quan trọng.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng mang thai
Tầm quan trọng của dinh dưỡng mang thai

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Nhu cầu về dinh dưỡng của các mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ bao gồm những dưỡng chất quan trọng sau:

Nhu cầu về năng lượng

Nhu cầu năng lượng trung bình của nữ giới là 2200kcal/ngày. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng

giữa, nhu cầu này sẽ tăng thêm 360 kcal/ngày, tức là giai đoạn này mẹ cần khoảng 2560 kcal/ngày. Việc bổ sung đủ nhu cầu năng lượng trong lúc mang thai giúp mẹ bầu có đủ sức khỏe, tăng cân đều.

  • Chất đạm: Cần thiết cho sự hình thành bào thai, nhau thai và các mô cơ thể mẹ. Phụ nữ mang thai nên bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm cho cơ thể như các loại đậu, thịt, cá, trứng, sữa…
  • Chất béo: Cần thiết để xây dựng màng tế bào cùng hệ thống thần kinh của con. Đồng thời, chất béo cũng cung cấp năng lượng và hỗ trợ thai phụ hấp thu vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Phụ nữ mang thai nên bổ sung những chất béo tốt từ dầu nành, dầu mè, mỡ cá…
  • Chất xơ: Việc bổ sung thêm chất xơ từ ngũ cốc, trái cây, rau xanh,… và uống nhiều nước sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ táo bón, trĩ.

Nhu cầu về vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa sẽ có nhu cầu vitamin cùng các khoáng chất tăng cao hơn so với bình thường. Bao gồm:

Nhu cầu về vitamin và khoáng chất
Nhu cầu về vitamin và khoáng chất
  • Canxi: Hỗ trợ hình thành hệ xương của bào thai. Nhu cầu canxi hằng ngày của thai phụ lúc này về vi chất này là 1000 – 1200 mg. Các thực phẩm giàu canxi gồm: chế phẩm từ sữa, sữa, rau xanh, cá, tôm đồng, hải sản…
  • Acid folic: Nhu cầu acid folic ở các mẹ bầu là 600 đến 800 μg/ngày. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm acid folic cho cơ thể qua các thực phẩm như rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh, măng tây, cam, trứng, chuối,… Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung thêm acid folic bằng đường uống vì acid folic khi trải qua quá trình chế biến sẽ không còn nhiều.
  • Vitamin D: Hỗ trợ hấp thu canxi và phospho tốt hơn. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới chứng nhuyễn xương, hạ canxi huyết gây co giật, loãng xương,… Các thực phẩm giàu vitamin D mà thai phụ nên bổ sung như gan cá, bơ, các loại cá béo, sữa, trứng,…
  • Vitamin A: mẹ bầu cần bổ sung vitamin A mỗi ngày để bảo vệ thai nhi được an toàn. Lúc này, mẹ cần 800 μg/ngày vitamin A. Gan, lòng đỏ trứng, thịt, rau màu xanh, vàng, đỏ,… Tuy nhiên, cần chú ý nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A thì có thể gây dị tật thai nhi.
  • Vitamin B1: Việc bổ sung vitamin B1 sẽ giúp mẹ giảm tình trạng phù tay chân. Thực phẩm có chứa vitamin B1 tốt cho bà bầu là thịt lợn, rau, một số loại cá,…

Xem thêm: Thai giáo tháng thứ 6 – phương pháp hiệu quả bố mẹ cần biết

Nhu cầu vi chất khác

  • Sắt: Là một trong những vi chất rất cần thiết đối với thai phụ và thai nhi. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên bổ sung mỗi ngày từ 30 đến 60mg sắt để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao của 2 mẹ con. Những thực phẩm như thịt đỏ, hải sản có vỏ… đều rất giàu sắt. Ngoài bổ sung thông qua thực phẩm thì mẹ nên uống thêm sắt thông qua các sản phẩm bổ sung để có thể có đủ sắt tạo máu nuôi cơ thể.
  • I-ốt: Vi chất rất quan trọng khi mang thai. Vì nếu người mẹ mang thai bị thiếu vi chất này sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hay trẻ sinh ra có cân nặng nặng thấp, chậm phát triển trí tuệ, có các khuyết tật bẩm sinh,… Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm i-ốt thông qua cá biển, rong biển và muối ăn có bổ sung i-ốt để đảm bảo 200 μg/ngày;
  • Kẽm: Giai đoạn 3 tháng giữa mẹ bầu cần mỗi ngày khoảng 20mg kẽm. Việc thiếu kẽm sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân, thấp còi hay các khuyết tật bẩm sinh.
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Một số lưu ý cho mẹ về dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không được hút thuốc, tránh nơi có nhiều khói thuốc hoặc sử dụng chất kích thích. Nguyên nhân vì những chất kích thích có thể khiến mẹ đau đầu., làm tim đập nhanh, gây buồn nôn, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.
  • Giảm ăn các gia vị cay và chua vì có thể gây trào ngược, đau dạ dày.
  • Hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn.
  • Chọn lựa thực phẩm tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ; nên ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn.
  • Giảm ăn mặn đối với các thai phụ bị phù hay tăng huyết áp.
  • Hạn chế đồ ngọt vì dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ, giảm lượng canxi máu.
  • Uống nhiều nước.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm các loại bổ bầu để có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển, mẹ khỏe mạnh.

Trên đây là cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, nhàn tênh.

Xem thêm: Dinh dưỡng thai kỳ: Mang thai tuần thứ 6 nên ăn gì?

Tài liệu tham khảo

What to eat in your second trimester, medical news today, truy cập ngày 01/8/2023

Ý Kiến Của Bạn

Cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu