Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Cơn gò chuyển dạ là gì? Hiểu đúng để phân biệt với chuyện dạ giả
Cơn gò chuyển dạ là gì? Hiểu đúng để phân biệt với chuyện dạ giả

Với những thai phụ mang thai lần đầu, chắc hẳn các mẹ khi gần đến ngày sinh sẽ rất lo lắng và hồi hộp, không biết lúc nào thì cơn gò chuyển dạ xảy ra và sẽ có dấu hiệu thế nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ phân biệt được cơn gò chuyển dạ thật, giả và dấu hiệu cơn gò chuyển dạ.

Cơn gò chuyển dạ là gì?

Cơn gò chuyển dạ được chia thành 2 loại, bao gồm cơn gò chuyển dạ đủ tháng – diễn ra sau tuần 37 và cơn gò chuyển dạ sinh non – diễn ra từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Khi cơn gò tử cung thật sự xuất hiện, các cơn đau sẽ tăng dần lên và kéo dài hơn. Không những vậy mà tần suất của các cơn co thắt cũng sẽ dồn dập hơn.

Đây là những dấu hiệu cho thấy việc sinh con của thai phụ sẽ diễn ra trong vòng một vài giờ tới. Thời gian chuyển dạ sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Cơn gò chuyển dạ là gì?
Cơn gò chuyển dạ là gì?

 Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả

Trong thời gian mang thai mẹ bầu sẽ dễ nhầm lẫn cơn gò sinh lý với cơn gò chuyển dạ bởi chúng có các dấu hiệu khá giống nhau. Để phân biệt được hai loại chuyển dạ này mẹ có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây.

Cơn gò sinh lý

– Diễn ra không lâu và không liên tục, mỗi cơn co thắt chỉ khoảng 30s đếm 60s.

– Mỗi khi cơn gò đến, mẹ không cảm thấy quá đau đớn mà chỉ là những cơn đau tức nhẹ và có thể chịu đựng được

– Hiện tượng chuyển dạ giả thường xuất hiện lúc thai nhi chuyển động. Nguyên nhân có thể là do mẹ tác động vào bụng, khi vợ chồng quan hệ hoặc do bàng quang đầy nước.

– Cơn gò này không có dấu hiệu tăng dần về cường độ đau hay khoảng cách giữa 2 lần đau nhanh hơn.

– Có thể xuất hiện khi bà bầu cảm thấy mệt hay đi lại nhiều.

Xem thêm: Chuyển dạ giả là gì? Hướng dẫn thai phụ cách phân biệt

Cơn gò khi chuyển dạ thật

– Khi cơn gò tử cung đến thai phụ sẽ cảm thấy vùng bụng dưới và khu vực lưng bị đau. Cơn đau sẽ tăng dần và lan khắp vùng bụng. Không những vậy mà mẹ còn có thể thấy đau ở cả 2 bên bên sườn và 2 bắp đùi.

– Đặc biệt vùng xương chậu mẹ sẽ có cảm giác căng cơ và bị chèn ép rất mạnh.

– Đau khi chuyển dạ sẽ có cảm giác như đau bụng kinh nhưng cường độ đau mạnh hơn.

– Cơn co thắt tử cung liên tục xuất hiện dù là khi mẹ nghỉ ngơi thì cũng không có dấu hiệu giảm.

– Bung nút nhầy và ra máu màu hồng nhạt.

Cơn gò khi chuyển dạ thật
Cơn gò khi chuyển dạ thật

Dấu hiệu cơn gò tử cung sinh non

Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trước tuần 37 thì rất có thể đó là dấu hiệu của sinh non. Cơn gò chuyển dạ đẻ non sẽ có đặc điểm tương tự như chuyển dạ khi thai nhi đủ tháng. Cơn đau cũng sẽ xuất hiện theo chu kỳ 10 đến 12 phút. Khi cơn đau đến, mẹ cảm giác căng tử cung và vùng bụng sẽ căng cứng hơn.

Mẹ bầu cần đến bệnh viện nhanh chóng khi con gò tử cung sinh non diễn ra. Nhất là khi mẹ có cơn đau bụng kèm theo tiêu chảy, chảy máu âm đạo.

Việc thăm khám thai định kỳ cũng có thể giúp dự đoán hoặc tầm soát được sinh non. Nếu mẹ nằm một trong những trường hợp sau thì sẽ có nguy cơ cao sẽ sinh non hơn:

– Mang là đa thai

– Tử cung và cổ tử cung có dấu hiệu bất thường

– Trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai mẹ thường xuyên dùng chất kích thích.

– Duy trì các thói quen không tốt  như ăn đồ ăn nhanh, làm việc nặng nhọc, thường xuyên thức khuya, thường xuyên mệt mỏi,…

– Trước đây từng sinh non.

– Đã từng bị béo phì.

– Khi mang thai mẹ không thăm khám định kỳ và chăm sóc theo đúng hướng dẫn, chỉ định bác sĩ.

Dấu hiệu cơn gò tử cung sinh non
Dấu hiệu cơn gò tử cung sinh non

Dấu hiệu của cơn gò sắp sinh

Giai đoạn trước chuyển dạ

Cơn gò xuất hiện nhiều lên về tần suất cũng như mức độ đau. Khi mới xuất hiện thì cơn đau nhẹ nhàng, thưa thớt nhưng đến gần lúc sinh thì cơn gò sẽ xuất hiện liên tục và cường độ mạnh hơn để có thể đẩy thai nhi ra ngoài.

Cơn gò chuyển dạ thực sự

Khi cơn gò sinh con thực sự đến, các cơn đau sẽ đến nhiều, nhất là ở vùng lưng và bụng dưới. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của cổ tử cung đã sàng để đẩy em bé ra ngoài hay chưa.

Cơn đau này sẽ nhanh chóng lan ra đến phía trước bụng. Đi kèm với đau lưng, đau bụng có thể là hiện tượng co cơ đau đớn. Các mẹ bầu hãy nhận biết sớm những dấu hiệu chuyển dạ để nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện và đón bé ra đời.

Cổ tử cung sẽ mở từ 7 đến 10cm và khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30s đến một phút thì là lúc đã sẵn sàng đón bé yêu. Cơn gò tử cung thậm chí không lần lượt đến mà sẽ chồng chéo lên nhau liên tục, kéo dài để bé được ra ngoài.

Bên cạnh đó, cơn đau nhiều hay ít cũng sẽ tùy thuộc vào mỗi mẹ. Ngoài những dấu hiệu trên thì thai phụ cũng có thể thấy: nôn ói, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi, ớn lạnh,…

Cách giảm đau cơn gò chuyển dạ

Cách giảm đau cơn gò chuyển dạ
Cách giảm đau cơn gò chuyển dạ

– Nếu khi ấy chỉ là cơn gò sinh lý, tắm nước ấm hoặc uống một ly nước ấm cũng có thể làm dịu cơn đau cho mẹ làm.

– Cơn đau đến thì mẹ hít thở đều, nhẹ thì sẽ đỡ đau và nhẹ nhàng hơn.

– Mẹ bầu lưu ý không nên xoa bụng hay se đầu ti của mình trong những tháng cuối cùng của thai kỳ vì có thể có nguy cơ sinh non.

– Nhanh chóng đến bệnh viện nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ các phương pháp hít thở và hỗ trợ mẹ đón bé nhanh, ít mất sức hơn

Hy vọng với những thông tin về cơn gò chuyển dạ phía trên sẽ giúp thai phụ đã biết được dấu hiệu của cơn gò sắp sinh. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Xem thêm: Giải đáp: Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?

Tài liệu tham khảo

Labor Contractions, Sutter Health, truy cập ngày 25/7/2023

Ý Kiến Của Bạn

Cơn gò chuyển dạ là gì? Hiểu đúng để phân biệt với chuyện dạ giả