Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai mẹ không nên bỏ qua
Dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai mẹ không nên bỏ qua

Hiện nay có khoảng 10-20% trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg bị suy dinh dưỡng bào thai và nếu không được chăm sóc kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé. Chính vì vậy, nắm rõ những dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe!

Những dấu hiệu dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai là tình trạng thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất ngay trong giai đoạn mang thai của người mẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy thai nhi có đang mắc suy dinh dưỡng bào thai không mà mẹ không nên bỏ qua.

Thai nhi có các chỉ số như vòng bụng, chiều cao tử cung, kích thước vòng bụng, cân nặng của em bé… không đạt tiêu chuẩn quy định của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Thông thường mẹ bầu sẽ tăng trung bình khoảng 9-12 kg khi mang thai, nếu mẹ chỉ tăng ít dưới 6kg thì nguy cơ cao trẻ đang bị suy dinh dưỡng bào thai.

Một dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai muộn là khi trẻ chào đời dưới 2,5 kg mặc dù thai nhi sinh đủ tháng.

Dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai có mấy mức độ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, suy dinh dưỡng bào thai ngay từ trong bụng mẹ thường được chia thành 3 mức độ dưới đây:

Mức độ nhẹ: Thai nhi có chiều dài ở mức bình thường, cân nặng có thể bị giảm nhẹ so với trẻ có cân nặng và thai nhi có độ tuổi tương ứng.

Mức độ trung bình: Thai nhi có kích thước vòng đầu bình thường, tuy nhiên có cân nặng và chiều dài giảm.

Mức độ nặng: Thai nhi không chỉ có chiều dài, cân nặng mà còn có vòng đầu giảm.

===>>> Xem thêm: Suy dinh dưỡng bào thai là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Suy dinh dưỡng bào thai có mấy mức độ?

Bí quyết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

Suy dinh dưỡng bào thai nếu không được hỗ trợ chăm sóc kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ 4 dưỡng chất thiết yếu cơ thể gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong thai kỳ.

Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi và mẹ bầu thường tăng lên gấp đôi so với bình thường. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, thai phụ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để đảm bảo thai nhi được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. 

Khi mang thai mẹ bầu nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm giàu acid folic như quả bơ, súp lơ, củ cải đường, trứng, quả hạch… giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.

Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 gồm cá hồi, dầu hạt cải, dầu oliu, dầu hướng dương, cá trích, sữa, rau bó xôi, cải xoăn, rau bina…

Thực phẩm giàu sắt như hạt bí ngô, thịt bò, thịt nạc, cá, rau bina…ngăn ngừa thiếu máu ở thai kỳ, cung cấp lượng máu để nuôi dưỡng mẹ bầu và thai nhi.

Thực phẩm giàu calci: Tương tự các dưỡng chất khác, nhu cầu calci của mẹ bầu thường tăng lên gấp đôi so với bình thường. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu calci như bông cải xanh, rau dền, các loại hạt, rau dền…

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. 

Do đó, để giúp thai nhi phát triển khỏe mẹ bầu nên:

  • Hạn chế bê vác đồ ăn 
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Không đi giày cao gót trong quá trình mang thai.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chưa nấu chín kỹ
  • Tránh ăn những thực phẩm sống, đồ chưa chín kỹ
  • Mẹ bầu hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt
  • Không uống các sản phẩm sữa chưa qua tiệt trùng.
  • Không ăn đồ hải sản sống

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Theo các chuyên gia sản phụ khoa tập thể dục là biện pháp đơn giản tuy nhiên lại vô cùng hiệu quả để duy trì sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khi mang bầu, thai phụ có thể thực hiện một số bài tập dưới đây:

Đi dạo

Đi dạo giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ…

Tập yoga

Một nghiên cứu khoa học năm 2022 đã chứng minh được rằng, tập yoga khi mang thai có thể giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Tập yoga đúng cách khi mang thai không chỉ giúp giảm triệu chứng trầm cảm, lo lắng mà còn giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm tình trạng ốm nghén trong quá trình mang thai.

Để giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi khi tập thể dục, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau như tránh tập những bài tập yoga nguy hiểm, nên tập thể dục vào buổi sáng sớm.

Tập yoga đúng cách giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho bà bầu

Bổ sung vitamin tổng hợp trong quá trình mang thai

Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi, mẹ bầu cần phải bổ sung 1 lượng rất lớn thực phẩm vào cơ thể. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên thường dễ bị bị mất đi trong quá trình chế biến và rất khó hấp thu vào cơ thể.

Do đó, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình mang thai, mẹ bầu vẫn cần bổ sung thêm viên uống tổng hợp đa vi chất giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm bổ sung đa vi chất cho bà bầu, nổi bật trong những sản phẩm đó có thể kể đến đó là viên uống PregEU của công ty cổ phần dược phẩm Tín Phong.

PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

  • Omega-3 chứa DHA và EPA với hàm lượng cao 300mg DHA và 60mg EPA được nhập khẩu trực tiếp từ Epax Na Uy, giúp hỗ trợ phát triển thị giác và não bộ, giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật ở mẹ bầu.
  • Acid folic (hay vitamin B9) với hàm lượng cao lên tới 800 mcg phòng ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Calci từ sữa được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ với hàm lượng calci nguyên tố cao giúp hỗ trợ phát triển hệ xương cho thai nhi, ngăn ngừa bị táo bón.
  • Sắt hữu cơ giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu thai kỳ, nâng cao hệ thống miễn dịch.
  • Kẽm là nguyên tố vi lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển trí não… 
  • Selen là khoáng chất có khả năng chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân có hại trong cơ thể mẹ.
  • Ngoài ra, PregEU còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất khác như vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B12), i-ốt, magie, vitamin E, A, kali, đồng,… giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
PregEU giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện

Trên đây là những dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng. Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Int J Pediatr. (2021), Fetal Malnutrition and Associated Factors among Term Newborn Babies at Birth in South Gondar Zone Hospitals, Northwest Ethiopia, ncbi.nlm.nih.gov.Truy cập vào ngày 29/01/2024.

Ý Kiến Của Bạn

Dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai mẹ không nên bỏ qua