Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Cách giảm rạn da khi mang thai an toàn, hiệu quả
Cách giảm rạn da khi mang thai an toàn, hiệu quả

Rạn da khi mang thai mang là nỗi ám ảnh cho nhiều mẹ bầu do nó có thể để lại các vết sẹo xấu sau sinh con. Chính vì vậy, mẹ luôn tìm kiếm những phương pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả trình trạng này.

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Mang thai là hành trình hạnh phúc mang đến cho mẹ bầu biết bao cảm xúc từ lo lắng, hồi hộp cho đến những phút giây tràn đầy niềm vui, tiếng cười khi con chào đời.

Bên cạnh cảm xúc, mẹ sẽ phải đối mặt thêm những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ. Trong đó, rạn da khi mang thai mà tình trạng hầu hết các mẹ sẽ gặp phải.

Các vết rạn thường xuất hiện nhiều khi mẹ tăng cân nhanh hơn so với độ co dãn của da. Bụng, mông, ngực, đùi, bắp chân là những bị trí mà mẹ dễ xuất hiện các vết rạn da nhất. Bà bầu bị rạn da màu đỏ, tím hay trắng sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các vết rạn sẽ chuyển dần sang màu xám, đỏ hoặc đen sau khi sinh.

Rạn da không cố định thời gian xảy ra mà xuất hiện sớm hay muộn hay không có vết rạn tùy vào cơ địa của từng người. Có khoảng 90% bà bầu gặp bị rạn da khi bước vào tháng 6 đến 7 của thai kỳ. Khi thai nhi và tuổi thai tăng dần, các vết rạn sẽ lớn dần lên nếu mẹ tăng cân nhanh quá.

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Hình thức của vết rạn da khi mang thai

Hình dáng của các vết rạn da trong thai kỳ của các mẹ bầu sẽ khác nhau. Các vết rạn sẽ dài từ 5 đến 10cm khi mới hình thành. Khi mẹ bầu tăng cân nhanh thì chúng sẽ to và nhiều hơn bình thường.

Những vết rạn thường không gây đau nhưng có thể gây ra mẩn ngứa do da bị căng.

Màu sắc của các vết rạn ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Sau khi sinh một thời gian, khi mạch máu co lại, các vết rạn da sẽ chuyển sang màu trắng, xám hoặc đen hoặc đỏ tùy theo màu da của mẹ. Nhiều trường hợp, các dấu vết rạn da sẽ mờ dần.

Đối với những mẹ bầu sinh con so thì vết rạn thường có màu đỏ hoặc hồng tía rồi chuyển trắng sau sinh. Mẹ sinh con lần 2 trở lên thì vết rạn thường nhạt màu hơn.

Xem thêm: Chăm sóc da cho bà bầu như thế nào mới đúng chuẩn?

Nguyên nhân khiến mẹ bị rạn da khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây nên tình trạng rạn da khi mang thai, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Thay đổi hormone

Nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi khi mang thai, nhất là từ tháng thứ 3 thai kỳ, sự thay đổi hormone nội tiết ngày càng rõ rệt. Lúc này, nhau thai và thai nhi sẽ tiết ra progesterone và estrogen. Những hormone này kích thích các tiền hắc tố melatin gây tăng sắc tố da.

Đây cũng là nguyên nhân làm cho các vết rạn da sẽ có màu sắc sẫm hơn với vùng da xung quanh. Một số bà bầu còn xuất hiện thâm nám gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến mẹ bị rạn da khi mang thai
Nguyên nhân khiến mẹ bị rạn da khi mang thai

Do cơ địa

Không chỉ riêng tình trạng rạn da mà rất nhiều bệnh lý khác cũng có liên quan đến cơ địa. Với những thai phụ có cấu trúc da bền vững và độ đàn hồi cao thì sẽ ít gặp tình trạng rạn da  hơn những mẹ có cấu trúc da yếu và dễ thay đổi khi bị tác động.

Do mẹ tăng cân quá nhanh

Đa số các mẹ khi mang thai đều tăng cân. Tuy nhiên, một số bà bầu tăng cân quá nhanh khiến da bị kéo dãn quá mức và mất dần đi sự đàn hồi. Đây chính là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị rạn da khi mang thai.

Do di truyền

Di truyền cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị rạn da khi mang thai. Nếu trong gia đình có bà, mẹ hay chị em gái bị rạn da khi có bầu thì có khả năng cao mẹ cũng bị rạn da trong thai kỳ.

Cách giảm rạn da khi mang thai cho bà bầu hiệu quả

Rạn da gây mất thẩm mỹ cho mẹ bầu khi mang thai, thậm chí những vết rạn sẽ không bao giờ biến mất. Chính vì vậy, cách chống rạn da khi mang thai cho bà bầu được rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây là 1 số cách cho mẹ:

Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho da

Chăm sóc da kết hợp từ trong ra ngoài giúp mẹ có làn da chắc khỏe, độ đàn hồi tốt. Đây là biện pháp bà bầu nên áp dụng để hạn chế tối đa việc bị rạn da trong thai kỳ. 

Mẹ bầu bổ sung thêm dưỡng chất cho da thông qua các thực phẩm như dâu tây, việt quất, các thực phẩm giàu vitamin E, omega-3… Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp với việc sử dụng các loại kem dưỡng da hàng ngày cũng giúp da mẹ đẹp từ trong ra ngoài.

Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho da giúp giảm trình trạng rạn da
Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho da giúp giảm trình trạng rạn da

Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ bầu để giảm tình trạng rạn da:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chống oxy hóa giúp bảo vệ, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ như cải bó xôi, việt quất, dâu tây,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A giúp phục hồi tổn thương da do rạn như cà rốt, ớt chuông, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu vitamin E từ các loại hạt, bông cải xanh… giúp tạo lớp màng bảo vệ làn da.
  • Bổ sung vitamin D và thực phẩm giàu omega 3 và omega 6 để giúp da luôn mịn màng, khỏe mạnh để giúp hạn chế rạn da

Kiểm soát cân nặng

Việc tăng cân khi mang thai là điều bình thường đối với bà bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ tăng cân quá nhanh so với mức co giãn của làn da thì mẹ có thể bị rạn da.

Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng không tăng quá nhanh vừa giúp mẹ giảm rạn da, vừa phòng ngừa các bệnh lý trong thai kỳ do tăng cân quá mức gây ra.

Duy trì độ ẩm cho da

Việc duy trì độ ẩm cho da cũng là cách để mẹ hạn chế việc rạn da khi mang thai.

Chăm chỉ tập thể thao

Luyện tập thể thao không chỉ giúp mẹ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó giúp làn da luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Gợi ý cho mẹ một số bài tập cho bà bầu trong thai kỳ

Uống nhiều nước

Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để cấp đủ lượng nước cơ thể cần.

Sử dụng tinh dầu để dưỡng da

Các loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng cấp ẩm, giữ nước cho làn da. Mẹ có thể chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa, oliu, hạnh nhân…

Sử dụng tinh dầu để dưỡng da giúp giảm rạn da
Sử dụng tinh dầu để dưỡng da giúp giảm rạn da

Tẩy tế bào chết

Việc loại bỏ các tế bào da cằn cỗi sẽ giúp kích thích tuần hoàn và làn da khỏe mạnh. Do đó, mẹ hãy duy trì tẩy da chết 2 lần mỗi ngày để hạn chế rạn da nhé!

Massage thường xuyên

Massage cũng là cách giúp tăng cường máu đến da và cung cấp dưỡng chất để da khỏe khoắn, trắng sáng hơn. Điều này cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu cho mẹ.

Sử dụng kem chống rạn da

Dùng kem chống rạn da là cách được nhiều mẹ bầu tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn kỹ để có được loại kem chống rạn da cho bà bầu tốt nhất phù hợp với bản thân.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp mẹ bầu hiểu thêm về rạn da khi mang thai. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và có làn da đẹp.

Tài liệu tham khảo

Stretch marks in pregnancy, NHS, truy cập ngày 9/6/2023

Ý Kiến Của Bạn

Cách giảm rạn da khi mang thai an toàn, hiệu quả