Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng gì không?
Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng gì không?

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là tình trạng mà 1 số mẹ bầu gặp phải và gây ra nhiều lo lắng. Vậy, bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có gây ảnh hưởng gì đến em bé không? Mời mẹ bầu cùng PregEU tìm hiểu trong bài viết sau.

Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có nguy hiểm không?

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu đều rất quan tâm đến cân nặng trong các tuần thai của bản thân và thai nhi. Đây là điều rất tốt bởi sẽ giúp theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào trong giai đoạn đầu cũng sẽ tăng cân, thậm chí là sụt cân. Số cân giảm của các mẹ bầu sẽ khác nhau, có mẹ giảm 2 – 3kg thậm chí có mẹ giảm 5 – 6kg nếu bị ốm nghén nặng hoặc người mẹ có bệnh lý.

Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có nguy hiểm không?
Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có nguy hiểm không?

Số cân nặng lý tưởng mà mẹ bầu cần tăng trong 3 tháng đầu khoảng 2kg. Đa phần thai phụ sụt cân 3 tháng đầu là vì nghén, chán ăn. Hiện tượng sụt cân vì nghén không gây trở ngại đến sự phát triển của thai nhi bởi trong 3 tháng đầu con chủ yếu lấy dinh dưỡng từ cơ thể của mẹ.

Em bé nằm trong bụng mẹ 3 tháng đầu được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì lúc này nhau thai chưa hoàn thiện và hoạt động hiệu quả nên dinh dưỡng em bé cần lúc này là không đáng kể.

Trong giai đoạn này, các dưỡng chất quan trọng nhất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi là sắt, acid folic, đạm và vitamin. Vì thế mà việc mẹ bầu bị sút cân không gây ảnh hưởng gì nhiều đến bào thai nếu mẹ bầu vẫn đảm bảo cung cấp cho con các dưỡng chất trên.

Khi mẹ đi thăm khám mà thai nhi vẫn phát triển đều đặn, bình thường thì mẹ không phải cần lo lắng. Ngay cả trong những tháng tiếp theo, em bé trong bụng mẹ sẽ nhận dinh dưỡng và oxy từ mẹ thông qua bánh rau. Chỉ khi nào mẹ bầu kiệt quệ, gầy yếu xanh xao, các chỉ siêu âm bất ổn thì khi đó em bé mới bị ảnh hưởng.

Tại sao bầu mang thai 3 tháng đầu bị giảm cân?

Bầu 3 tháng đầu sụt cân có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Ốm nghén gây sụt cân

Bà bầu giảm cân trong mang thai 3 tháng đầu thường là do nghén nặng. Đây là tình trạng rất phổ biến của phụ nữ mang thai những các biểu hiện như:

– Buồn nôn.

– Nôn mửa.

– Người mệt mỏi

– Mất nước gây rối loạn điện giải.

– Tăng ketone máu.

– Sụt cân.

Ốm nghén gây sụt cân
Ốm nghén gây sụt cân

Trong đó, buồn nôn, nôn liên tục sẽ khiến bà bầu thấy mệt mỏi nhất, ăn không ngon miệng, chán ăn, sụt cân nhanh chóng.

Triệu chứng nghén bầu nặng thường xuất hiện từ tuần thứ 6 – 8 thai kỳ và có xu hướng giảm từ tuần thứ 12 trở đi và rất ít mẹ bầu bị nghén trong tháng tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Khi bị nghén, mẹ bầu có thể chán 1 số thực phẩm, tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con, mẹ nên thay thế những nhóm thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, dinh dưỡng trong thai kỳ chưa hợp lý cũng là 1 nguyên nhân khiến bầu 3 tháng đầu giảm cân. Bởi trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng. Nếu ăn uống thất thường và không đủ chất sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, không thể tăng cân, thậm chí là sụt cân.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân do ốm nghén hay từ chế độ dinh dưỡng thì việc mẹ bị rối loạn lo âu hay mắc các bệnh nền khác cũng khiến mẹ bị giảm cân trong 3 tháng đầu.

Để tìm hiểu được nguyên nhân chính xác, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn.

Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ

Việc giảm cân do nghén trong 3 tháng đầu khiến mẹ mệt mỏi, sợ mùi thức ăn, chán ăn. Vì vậy, để đảm bảo cho cả mẹ và em bé an toàn, có sức khỏe tốt, mẹ cần lưu ý bổ sung đủ dinh dưỡng cho bản thân thông qua thực đơn hợp lý.

Xem thêm: Cẩm nang dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu

Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ
Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ

Bổ sung sắt và acid folic

Sắt và acid folic là hai yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự phát triển thai nhi trong giai đoạn này. Sắt giúp mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu, acid folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Ngoài việc ăn nhiều các thực phẩm chứa sắt và acid folic, thì thai phụ nên uống thêm sắt cùng acid folic thông qua các loại vitamin tổng hợp có chứa 2 hoạt chất này.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Ăn nhiều trái cây để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

– Ba tháng đầu là giai đoạn con hình thành các cơ quan quan trọng như: não, tim, gan, phổi… vì thế mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein như: thịt, trứng, sữa, các loại đậu…

– Ăn nhiều rau xanh, nhất là rau có màu xanh lá.

– Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm cảm giác buồn nôn và không ăn quá no.

– Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích và hạn chế cà phê.

– Không ăn/ hạn chế ăn thực phẩm cay nóng hay các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu

– Hạn chế thực phẩm nhiều muối.

– Ăn thêm bánh quy, ngũ cốc, trà gừng… để vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi vừa hạn chế chứng nghén bầu cho mẹ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề bầu 3 tháng đầu bị sụt cân. Hy vọng thông qua bài viết mẹ sẽ hiểu đúng về vấn đề này và không còn quá lo lắng.

Xem thêm: Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu: dấu hiệu và cách xử trí

Tài liệu tham khảo

Losing weight while pregnant: Is it safe?, BabyCenter, truy cập ngày 21/9/2023

Ý Kiến Của Bạn

Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng gì không?