Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu: dấu hiệu và cách xử trí
Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu: dấu hiệu và cách xử trí

3 tháng đầu là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của bào thai. Tuy nhiên vì một số lý do, bào thai sẽ ngừng phát triển trong giai đoạn này. Y học hiện đại gọi đây là hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu. Cùng PregEU tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

Thai lưu là tình trạng bào thai trong tử cung bị ngưng phát triển và lưu lại ở trong tử cung của mẹ một khoảng thời gian trước khi được lấy ra ngoài. Thời gian thai lưu lại trong tử cung dao động từ 24 – 48h tùy thuộc vào tuổi thai. Thai nhi tuổi càng cao thì thời gian lưu lại trong tử cung người mẹ càng ngắn.

Mặc dù vậy, nếu hiện tượng này không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ như băng huyết, rối loạn đông máu,… hay thậm chí là tử vong.

Theo các nghiên cứu, hiện tượng thai lưu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ nhưng chủ yếu xảy ra trong 3 tháng đầu. Càng về những tháng sau, thai nhi đã bám chắc hơn vào tử cung và mẹ bầu cũng thích nghi hơn với sự có mặt của con nên khả năng xảy ra hiện tượng thai lưu sẽ giảm dần.

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu
Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

Thai lưu có biểu hiện như thế nào?

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ rất khó nhận ra được dấu hiệu của thai chết lưu, vì trước 8 tuần thai còn rất nhỏ và sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn có xuất hiện các triệu chứng thai nghén như bình thường, đến khi thai lưu được một thời gian thì mẹ bầu mới bắt đầu xuất hiện 1 số triệu chứng như:

Đau bụng vùng dưới rốn

Trong suốt quá trình mang thai, những sự thay đổi đến từ các hormone trong cơ thể sẽ khiến thai phụ thường xuyên thấy nặng nề, mệt mỏi, khó chịu. Nhưng trong 3 tháng đầu, nếu sự khó chịu này xuất hiện cùng lúc với những cơn đau bụng dữ dội, bất thường thì rất có thể hiện tượng thai lưu đã xảy ra.

Thai nhi không còn đạp

Thai phụ sẽ không còn cảm nhận được những cú máy tay hay đạp chân của thai nhi. Bụng của mẹ lúc này sẽ cảm thấy tức, nặng và sẽ nhỏ dần đi. Một số trường hợp mẹ bầu bị đau bụng và đi ngoài nhiều.

Không nghén

Mẹ bầu bị nôn và khó chịu dạ dày là hoàn toàn bình thường và có thể kéo dài đến tháng thứ 3 của thai kỳ và sẽ giảm dần sau đó. Tuy nhiên nếu triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất mà không có dấu hiệu giảm dần thì rất có thể đây là do hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu gây ra.

Thai lưu có biểu hiện như thế nào?
Thai lưu có biểu hiện như thế nào?

Âm đạo ra thất thường

Khi có hiện tượng bóc tách do thai lưu, âm đạo mẹ sẽ ra máu có màu hồng nhạt, nâu hoặc đen bất thường.

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, thì khi thai lưu còn có những biển hiện như:

– Bụng không lớn lên

– Đầu vú đột nhiên căng to và có tiết sữa non

– Vỡ nước ối

– Khi siêu âm thai không còn thấy được tim thai.

Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ

Nguyên nhân gây hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

Tình trạng thai chết lưu gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do người mẹ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, khoảng 20-50% thai chết lưu mà không xác định rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân từ mẹ bầu

Nguyên nhân thai chết lưu bắt nguồn từ mẹ bầu
Nguyên nhân thai chết lưu bắt nguồn từ mẹ bầu

– Thai phụ có mắc bệnh như: cảm cúm, viêm gan, sốt rét, giang mai, quai bị,…

– Mắc bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim, suy gan, lao phổi, viêm thận,…

– Bệnh nội tiết như: thiểu giáp, basedow,…

– Nhiễm độc thai nghén.

– Tử cung dị dạng và phát triển kém.

– Sản phụ trên 40 tuổi, có dinh dưỡng kém, lao động vất vả.

Nguyên nhân từ thai nhi

– Dị tật thai nhi: xuất hiện sự bất thường dẫn đến dị dạng như phù nhau thai, não úng thủy,… khi thai nhi đang phát triển.

– Rối loạn nhiễm sắc thể: do di truyền từ bố hoặc mẹ gây rối loạn khi phân chia NST hoặc đột biến trong quá trình thụ tinh.

– Dây rốn quấn quanh cổ, thân, các chi hoặc dây rốn bị thắt nút, xoắn, chèn ép,…

– Bất đồng nhóm máu của mẹ và con.

Bất đồng nhóm máu của mẹ và con
Bất đồng nhóm máu của mẹ và con

Cách xử lý khi có triệu chứng thai lưu 3 tháng đầu

Thai lưu là thai đã ngừng tim, do vậy nếu hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu đã xảy ra thường không thể cứu vãn được. Do đó, khi nhận thấy có một vài dấu hiệu như đau bụng râm ran, ra máu thì mẹ bầu nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám sản khoa để được can thiệp kịp thời để giúp cứu được thai nhi, tránh tình trạng thai lưu trong 3 tháng đầu. 

Nếu thai nhi đã chết lưu thì việc cho thai ra càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Bởi nếu giữ thai lưu một thời gian quá lâu trong bụng mà không được can thiệp kịp thời thì mẹ rất dễ bị mất chức năng sinh sản hay nhiễm trùng tử cung gây tử vong.

Thông thường, để xử lý tình trạng thai chết lưu, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp như:

– Nạo hút thai.

– Gắp thai.

– Gây chuyển dạ nhân tạo.

– Gây sảy thai bằng thuốc.

Đồng thời, người mẹ cũng cần được chỉ định thuốc chống nhiễm trùng và thuốc rối loạn đông máu, có chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Trong những tháng đầu sau khi thụ thai, độ bám của thai vào thành tử cung chưa chắc, do đó hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu dễ xảy ra. Mẹ nên chú ý theo dõi các dấu hiệu sảy thai để được hỗ trị kịp thời.

Xem thêm: Chuyển dạ giả là gì? Hướng dẫn thai phụ cách phân biệt

Tài liệu tham khảo

What is Stillbirth?, CDC, truy cập ngày 10/10/2023

Ý Kiến Của Bạn

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu: dấu hiệu và cách xử trí