Tổng đài:
1800 9229
PregEU

PregEU

Dấu hiệu sảy thai mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ
Dấu hiệu sảy thai mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ

Sảy thai là điều không bố mẹ nào mong muốn, tuy nhiên điều không may này hoàn toàn có thể xảy ra với mọi bà mẹ mang thai. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức chú ý với những thay đổi trên cơ thể vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai. Việc mẹ bầu nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì vẫn có thể giữ được thai nhi cũng như giúp mẹ đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Sảy thai là gì?

Sảy thai hay sảy thai tự nhiên là tình trạng mất thai trước 20 tuần thai kỳ và thường xảy ra trong ba tháng đầu.

Sảy thai xảy ra có thể do nhiều lý do, trong đó bao gồm cả lý do thuộc phạm vi kiểm soát của con người. Nhưng nếu mẹ nhận biết được các yếu tố rủi ro, nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng này có thể giúp mẹ tìm được sự hỗ trợ điều trị phù hợp để giữ thai.

Những dấu hiệu sảy thai điển hình

Sảy thai là khi thai kỳ bị kết thúc trước tuần 20 nên thai lúc này thường rất bé, dưới 500g. Thai nhi bị sẩy bị tống ra khỏi tử cung của mẹ với những dấu hiệu như:

Những dấu hiệu sảy thai điển hình
Những dấu hiệu sảy thai điển hình

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là hiện tượng khá phổ biến và đây là hiện tượng bình thường khi mẹ mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nếu chảy máu đỏ tươi hay màu nâu mận chín và lặp đi lặp lại thì khả năng hormone của mẹ đang sụt giảm và hiện tượng sảy thai có thể đang diễn ra. Ở một số trường hợp mẹ bị chảy máu nặng, máu có thể vón thành cục trong một vài ngày rồi biến mất.

Nếu mẹ bầu chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương liên quan đến bụng hoặc mẹ bầu trước đây từng bị sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ sớm.

Mất triệu chứng thai nghén

Thai nghén là hiện tượng mà mẹ bầu sẽ dễ gặp trong 3 tháng đầu, bao gồm những triệu chứng như: buồn nôn, căng tức ngực, chán ăn… Tuy nhiên, nếu mẹ đột nhiên bị mất các triệu chứng nghén thì rất có thể thai kỳ của mẹ đã dừng lại.

Dịch âm đạo bất thường

Ở mẹ bầu, dịch tiết từ âm đạo sẽ nhiều hơn để tạo môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo tiết ra quá nhiều, có màu hồng hay kèm theo cục máu đông thì đây là dấu hiệu mẹ cần lưu ý.

Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi lớn lên, đè nặng làm tăng áp lực tại vùng chậu dễ gây ra tình trạng chuột rút. Do đó, nếu tình trạng này đi kèm với khó thở và chảy máu âm đạo thì có khả năng cao mẹ đã bị sảy thai hoặc bị dọa sảy thai.

Xem bài viết: Cách phòng ngừa tiền sản giật giúp mẹ có thai kỳ an toàn

Đau lưng và đau bụng dưới

Biểu hiện đau này khá giống với khi mẹ đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu tình trạng xuất hiện trong thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức cẩn thận. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất khi mẹ mang thai ngoài tử cung hay sảy thai là đau bụng dưới.

Đặc biệt nếu các cơn co thắt tại tử cung xảy ra gây khó thở hay đau thắt, rồi chảy máu âm đạo thì mẹ cần sớm đến bệnh viện khám.

Đau lưng và đau bụng dưới có thể là biểu hiện của sảy thai
Đau lưng và đau bụng dưới có thể là biểu hiện của sảy thai

Thử thai âm tính

Nếu trước đó mẹ thử thai 2 vạch mà sau đó thử lại thấy 1 vạch thì rất có thể là mẹ đang mang thai ngoài tử cung hoặc là sảy thai.

Trong một số trường hợp, thai phụ bị sảy thai do chửa ngoài dạ con khiến thai phụ có các triệu chứng toàn thân khác như: nôn mửa, tiêu chảy, đau vai, đau bụng dữ dội một bên, cảm giác lâng lâng, dễ ngất xỉu,…

Dấu hiệu dọa sảy thai và các biện pháp giữ thai mẹ bầu cần nắm rõ

Khi sảy thai đã xảy ra, mọi can thiệp y tế đều không còn tác dụng để giúp mẹ tiếp tục thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ mới xuất hiện những dấu hiệu dọa sảy thì vẫn có thể còn cơ hội giữ con nếu can thiệp y tế sớm.

Các dấu hiệu dọa sảy thai

– Cảm giác đau âm ỉ từng cơn ở tại bụng dưới.

– Thường bị đau mỏi ở vùng thắt lưng.

– Xuất hiện dịch nhầy âm đạo đi kèm máu hoặc dịch màu hồng nhạt, đen, đỏ sẫm.

– Siêu âm thai thấy bong nhau dọa sảy thai.

Biện pháp giữ thai khi dọa sảy

Tuy rằng, lúc này khả năng giữ thai là mong manh song vẫn còn hy vọng¸ lúc này mẹ bầu cần:

Đi khám sản khoa

Mẹ nên đi bệnh viện hoặc phòng khám sản để kiểm tra tình hình của thai nhi và được bác sĩ tư vấn. Nếu vẫn còn hi vọng để tiếp tục thai kỳ, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp để giữ lại em bé và đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con.

Nếu không thể giữ lại được em bé, việc can thiệp sớm cũng sẽ giúp nhanh chóng hồi phục cho mẹ.

Biện pháp giữ thai khi dọa sảy
Biện pháp giữ thai khi dọa sảy

Giữ tinh thần thoải mái

Khi có những bất thường, các mẹ bầu thường lo lắng, bất an dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến cho tình trạng của thai nhi trong bụng thêm tệ hơn.

Do đó, việc giữ 1 trạng thái tinh thần tốt là điều cần thiết lúc này.

Mẹ cần được nghỉ ngơi

Việc nằm yên 1 chỗ, hạn chế di chuyển hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng trong thời kỳ nhạy cảm này là điều cần thiết. Đôi khi, mẹ cần duy trì điều này đến hết thai kỳ nếu thai yếu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sản khoa sẽ có lời khuyên cụ thể cho mẹ.

Kiêng quan hệ tình dục hay hoạt động thân mật

Việc quan hệ tình dục hay có những hoạt động thân mật đều có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho em bé, nhất là trong lúc mẹ đang bị dọa sảy. 

Ăn uống bổ dưỡng

Không chỉ riêng khi dọa sẩy, mà trong cả thai kỳ mẹ đều cần ăn uống bổ dưỡng, đủ chất. Mẹ cần hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, cay, mặn hay chất kích thích…

Những chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung là sắt, canxi, acid folic, DHA,… thông qua thực phẩm và các viên uống bổ bầu bổ sung.

Mẹ có thể chọn PregEU để bổ sung thêm vi chất cho thai kỳ khỏe mạnh. Trong bộ đôi bổ bầu này có chứa 23 vi chất quan trọng bậc nhất cho thai kỳ, giúp mẹ có đủ dinh dưỡng, nhất là khi thai yếu.

Để ngăn ngừa tình trạng sảy thai và đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh nhất, mẹ bầu nên chủ động khám, theo dõi sức khỏe và nắm được những dấu hiệu sảy thai để kịp thời can thiệp điều trị.

Xem thêm: Chuyển dạ giả là gì? Hướng dẫn thai phụ cách phân biệt

Tài liệu tham khảo

Symptoms Miscarriage, NHS, truy cập ngày 18/8/2023

Ý Kiến Của Bạn

Dấu hiệu sảy thai mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ